Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôi là bộ phim tâm lý tình cảm được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của tác giá Tân Di Ổ, với sự tham gia của cặp đôi chính: Tống Thiến – Âu Hào.

Đang xem: ánh trăng không hiểu lòng tôi review

Có thể nói, Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôi không phải là cái tên xa lạ đối với người yêu thích tiểu thuyết ngôn tình nói chung và fan cứng của Tân Di Ổ nói riêng, vì đây là một trong số tác phẩm đình đám của nữ nhà văn.

*

Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôi là một trong những tiểu thuyết chứa đựng nhiều bi kịch và sự day dứt đến khó thở của nhà văn Tân Di Ổ. Có nhiều người đã khóc khi đọc bộ tiểu thuyết này, nhưng lại có người không khóc nổi vì quá đau lòng, đau đến mức ngột ngạt nước mắt chảy ngược vào trong.

Mặc dù sở hữu nguyên tác bi thương, ngược luyến tàn nhẫn nhưng khi được chuyển thể thành phim Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôi đã vượt ra ngoài motip của tình yêu, phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống, hành trình xây dựng sự nghiệp của những người trẻ trong xã hội hiện đại.

*

Bộ phim kể về cuộc đời và tình yêu đẫm nước mắt của Hướng Viễn (Tống Thiến). Mồ côi cha mẹ từ bé, cô và em gái được mẹ của Diệp Khiên Trạch (Âu Hào) chăm sóc như con gái ruột.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như không có biến cố năm 18 tuổi vô tình chia cắt cặp thanh mai trúc mã Hướng Viễn – Diệp Khiên Trạch. Vì sự nghiệp mà sau này hai người gặp lại, kết hôn nhưng lại không có tình yêu.

Một người tâm hồn đã chai lì đến mức lạnh lùng, một người lại sống quá nội tâm. Cả hai đều không thể thấu hiểu đối phương khiến cho chuỗi ngày sau này tràn ngập sự đau khổ.

*

Đảm nhận vai Hướng Viễn, Tống Thiến đã thể hiện xuất sắc hình ảnh cô gái mạnh mẽ, kiên cường nhưng có phần cô độc. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, trên vai mang trách nhiệm kiếm tiền nuôi nấng em nên Hướng Viễn rất quý trọng đồng tiền. Quan niệm tiền là thứ mang sức mạnh to lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người nên Tống Thiến luôn cố gắng làm việc để đổi đời.

Tuy thông minh, tài giỏi, hành sự quyết đoán và có phần nhẫn tâm nhưng sâu thẳm trong tâm hồn cô luôn ôm ấp tình yêu thuở thiếu thời với cậu bé hơn mình một tuổi, người từng cùng cô ngắm trăng bên cạnh bờ suối. Khi trưởng thành dù biết Khiên Trạch không yêu mình nhưng vì muốn giữ ánh trăng đẹp đẽ nhất đó bên cạnh nên cô vẫn đồng ý kết hôn.

*

Về phần Khiên Trạch, tuy là người sống tình cảm nhưng anh lại thiếu quyết đoán trong mọi chuyện, không có gan để tự quyết định cuộc đời mình. Dù đã kết hôn với Hướng Viễn, cũng luôn cố gắng vun đắp tình cảm cùng cô nhưng anh vẫn có mối quan hệ không rõ ràng với người phụ nữ khác.

Xem thêm:

Có thể nói Âu Hào đã khắc họa thành công một Diệp Khiên Trạch tài hoa nhưng thiếu chính kiến, dịu dàng đến nhu nhược.

*

Sự kết hợp ăn ý giữa Tống Thiến – Âu Hào khi vào vai Hướng Viễn – Diệp Khiên Trạch đã tạo nên một phiên bản Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôi giàu cảm xúc. Khiến khán giả như muốn cùng khóc, cùng cười với từng nỗi buồn, niềm vui của nhân vật.

Ánh Trăng Không Hiểu Lòng Tôichính thức phát sóng lúc 17h thứ 2 – thứ 6 trên kênh HTV7 từ ngày 30/12.

Phim La Vân Hi: soái ca ngôn tình bị cấm hẹn hò trong 5 năm

MayTheo Vietnamnet

Lại thêm một bài review nữa truyện của Tân Di Ổ. Thật sự trước kia tôi không thích đọc truyện của Tân Di Ổ chút nào bởi quyển đầu tiên tôi đọc của chị hình như là “Anh có thích nước Mỹ không?”. Hồi đó, hình như tôi không thích cách hành văn, nội dung lẫn nhân vật nữ chính nên không có mấy thiện cảm. Thế nhưng, đọc tiếp những tác phẩm khác như “Hoá ra anh vẫn ở đây”, “Cho anh nhìn về phía em” và “Ngoảnh lại hoá tro tàn” tôi càng ngày càng mê mẩn truyện của chị. Tôi đọc rất nhiều ngôn tình nhưng truyện mà khiến tôi phải đọc đi đọc lại không biết chán chỉ có vài quyển và phần lớn những tác phẩm đó đều do Tân Di Ổ viết. Tôi đã đọc “Ánh trăng không hiểu lòng tôi” từ rất lâu rồi. Lâu đến nỗi nội dung chi tiết cũng không nhớ rõ nữa. Chỉ nhớ rằng nội dung truyện vô cùng cuốn hút dù chủ để xoay quanh vô cùng khô khan. Ngoài ra, tôi còn nhớ rằng mình rất mê nữ nhân vật chính Hướng Viễn. Nữ chính của Tân Di Ổ mỗi người một vẻ, ai cũng mạnh mẽ và thú vị theo cách của riêng mình. Hướng Viễn cũng vậy. Cô từ bé đã có một cuộc sống vất vả mưu sinh. Mẹ cô vốn là một người phụ nữ tháo vát mạnh mẽ nhưng lại phải lòng một người đàn ông thư sinh “vô dụng” dưới cái nhìn của Hướng Viễn. Bởi vậy nên khi mẹ chết, cô cũng ngầm căm hận cha mình không chăm sóc mẹ tử tế, để bà vất vả nặng nhọc mà qua đời chỉ vì một căn bệnh vặt. Có lẽ sự ác cảm, định kiến với những người yếu đuối, nặng về tình cảm của Hướng Viễn cũng bắt nguồn từ đây. Vậy nên cô cũng không thân thiết gì với cha và em gái Hướng Dao của mình. “Ghét của nào trời trao của đó”, chính Hướng Viễn lại phải lòng chàng trai Diệp Khiên Trạch, ôn nhu ấm áp như ánh trăng miền sơn cước. Cô ôm ấp mãi hình ảnh chàng trai dịu dàng thời niên thiếu của mình như một sự cố chấp hơn là tình yêu. Sự cố chấp đến vô lý đó đi ngược lại tất cả những nguyên tắc và lí trí của Hướng Viễn khiến cho tôi không biết bao lần tự hỏi liệu có phải cô đã bị trúng một lời nguyền nào đó mà không thể chối từ Diệp Khiên Trạch kể cả khi anh hết lần này đến lần khác tổn thương cô. Người đọc có thể nói thứ tình cảm của cô không phải là tình yêu mà là một sự háo thắng, có người lại nói một phần đó là lòng tham tiền của cô. Nhưng họ lại quên rằng anh chính là ân nhân của cô, là chủ nhân tìm được chiếc bình của vua Solomon, là người đã kéo cô ra khỏi làn nước lạnh lẽo tối tăm và nỗi đau mất đi người thân đầu tiên. Có lẽ trong lúc cô tuyệt vọng, anh đúng lúc xuất hiện đã khiến cô cả đời bị chính khoảnh khắc đó trói buộc. Nếu như Diệp Quân hay một người xa lạ khác cứu cô thì liệu mọi chuyện có đi theo hướng khác?

Hướng Viễn thật sự là một con người rất thông minh, có năng lực nhất trong tất cả các nhân vật nữ chính của Tân Di Ổ. Cô giỏi kiếm tiền. Một người phụ nữ như cô khiến cho cả mười người đàn ông cũng trở nên vô dụng. Đó là điều khiến tôi thấy ngưỡng mộ nhất ở Hướng Viễn. Một mình cô đã vực dậy cả một tập đoàn đang trên bờ đi xuống và khiến nó trở nên lớn mạnh. Thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc cá nhân thường không đi đôi với nhau. Đó chính là thực tế. Bởi vậy mà liên tiếp, Hướng Viễn phải hi sinh tình cảm của những người xung quanh bởi những lựa chọn lí trí. Cô thà trở thành kẻ phản diện, máu lạnh trong con mắt của chính những người mình yêu còn hơn là phải giải thích rằng việc cô làm cũng là muốn tốt cho họ. Đây là sai lầm của Hướng Viễn bởi cô vô tình đẩy những người đó xa dần và cuối cùng chỉ còn lại tiếc nuối. Điều này thể hiện rõ trong mối quan hệ của cô với cô em gái Hướng Dao. Hướng Viễn vốn có những thành kiến và khoảng cách với Hướng Dao bởi cái chết của em trai mình nhưng dù vậy trong thâm tâm cô vẫn mong Hướng Dao được hạnh phúc yên ổn. Cô hoàn toàn có thể giải thích nhưng cô lại chọn cách thờ ơ, lạnh lùng để đối xử với một Hướng Dao mãi mãi chỉ khao khát sự quan tâm của chị gái mình. Làm nên bi kịch của Hướng Viễn vì thế phần lớn là do chính bản thân cô. Nhưng sai lầm đó của Hướng Viễn cũng có thể lí giải được bởi quá khứ bất hạnh. Chưa đến 18, Hướng Viễn đã một tay chôn cất 4 người thân nhất với mình, 3 người trong đó đều là máu thịt của cô. Cô chịu quá nhiều tổn thương nên đối với những mối quan hệ sau này cô đều rất thận trọng. Trước lúc Diệp Linh còn chưa đổ bệnh, cô cũng yêu Diệp Khiên Trạch nhưng khi anh bị cha mình tức giận ném đũa vào mặt, cô lại không hề nhúc nhích. Hay lúc cô đi làm ở công ty khác, chính cô cũng đã ngỡ rằng tình yêu của mình sẽ phai nhạt vì cô sẽ không tự làm tổn thương mình trước Diệp Khiên Trạch và Diệp Linh. Cô cật lực kiếm tiền bởi chỉ có đồng tiền mới có thể khoả lấp được sự thiếu thốn tình cảm trong tim Hướng Viễn.

“Mất đi quá nhiều rồi cũng sẽ quen nhưng Hướng Viễn bỗng thấy vô cùng sợ thói quen ấy. Cô sợ lỗ hổng trong tim mình. Phải dùng thứ gì mới có thể lấp đầy được nó đây?

Dù thận trọng như vậy, nhưng cuối cùng Hướng Viễn vẫn chịu thua trước tình yêu với Diệp Khiên Trạch, với hình bóng chàng thanh niên năm nào để rồi khoảnh khắc lúc cô đồng ý lời cầu hôn của anh, cô đã vô tình khởi động chiếc xe không phanh tiến thẳng đến bờ vực chết chóc.

Về phần Diệp Khiên Trạch, tôi không muốn nói quá nhiều về anh. Tôi không căm ghét anh ta như lần đầu tiên đọc truyện nhưng vẫn không thể hiểu được con người này. Một người luôn miệng nói rằng hạnh phúc của những người xung quanh quan trọng hơn hạnh phúc của mình cuối cùng lại đi tổn thương người khác nhiều nhất. Anh ta làm tổn thương Diệp Linh bởi sự không dứt khoát của mình, tổn thương Diệp Quân vì sự ích kỉ, tổn thương Hướng Viễn vì sự vô tâm. Anh ta yêu Hướng Viễn nhưng lại không đủ mạnh mẽ để cùng cô bước tiếp. Thứ tình yêu của anh ta quá rẻ rách, quá thảm hại đến mức anh ta có yêu Hướng Viễn hay không cũng chả để làm gì bởi cuối cùng anh ta cũng đã phụ cô.

Tôi mong rằng Hướng Viễn rồi sẽ tìm được hạnh phúc. Cuộc đời liên tiếp trêu ngươi cô, mỗi lần tưởng chừng như sắp chạm tay được đến hạnh phúc thì cô lại phải dương mắt lên nhìn nó bị đập vỡ. Khi Diệp Khiên Trạch trở lại chốn quê nhà nhưng đã quên mất những kỉ niệm với Hướng Viễn, khi anh hứa hẹn rằng hai người sẽ sống hạnh phúc nhưng Diệp Linh đột ngột tử tự, khi Diệp Quân và cô ôm đứa con của Hướng Dao ngọt ngào mơ tưởng về một gia đình, Viên Tú quay lại trả thù cướp luôn đi sinh mạng bé nhỏ. Ông trời tàn nhẫn vô cùng với Hướng Viễn nhưng tôi tin rằng cô sẽ mạnh mẽ vượt qua, giống như cái tên của cô, Hướng Viễn sẽ tiếp tục nhìn về nơi xa, nhìn vào tương lai mà bước tiếp. Những người như vậy chắc chắn sẽ tìm thấy hạnh phúc.

Xem thêm: Chùm Thơ Chúc Mừng Sinh Nhật Hay Và Ý Nghĩa Nhất, Thơ Chúc Mừng Sinh Nhật Hay

PS: Tôi cực kì thích truyện này cũng như cách xây dựng nhân vật của Tân Di Ổ. Nhiều người có thể không thích và cho rằng truyện có nhiều nhân vật và tình tiết thừa thãi không cần thiết. Tuy nhiên, đó chính là điểm vi diệu của Tân Di Ổ. Mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình dù cho họ chỉ là nhân vật phụ của người khác. Như tôi đã nói ở review “Ngoảnh lại hoá tro tàn”, Tân Di Ổ đã xây dựng đươc mạng lưới nhân vật vô cùng chặt chẽ xuyên suốt tất cả các tác phẩm của mình. Bạn có thể thấy một khía cạnh khác của Trần Hiếu Chính của “Anh có thích nước Mỹ không?” trong truyện này, hay góc nhìn của Đằng Vân trong mối quan hệ với Đường Nghiệp của “Cho anh nhìn về phía em”. Ngay cả Thôi Mẫn Hành cũng là kẻ giang hồ có trong “Ngoảnh lại hoá tro tàn”. Ngược lại, bạn cũng có thể tìm thấy hình bóng của Hướng Viễn trong “Ngoảnh lại hoá tro tàn”, hay của Chương Việt, bà chủ quán bar Tả Ngạn trong “Cho anh nhìn về phía em”. Những phát hiện này khiến tôi càng thấy hứng thú muốn đọc lại tác phẩm của Tân Di Ổ. Chính những chi tiết nhỏ đó khi kết nối với những tác phẩm khác của chị vẽ nên một bức tranh xã hội hoàn chỉnh mà những nhân vật trong đó đều đã đi qua nhau và để lại ít nhiều dấu ấn và bóng dáng trong đời nhau. Để làm được điều này chứng tỏ Tân Di Ổ đã tốn không ít suy nghĩ vào những nhân vật này và khiến tôi càng thêm kính trọng và khâm phục chị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *