Quy tắc 1/3 – cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại ai cũng nên biết

Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức nghĩ tới “quy tắc 1/3”. Không sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại bố cục trong nhiếp ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn giản, dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình mà thôi.

Đang xem: Cách chụp ảnh chân dung đẹp

*

Hãy đặt đối tượng ở các giao điểm để có được tấm ảnh bố cục đẹp. 

Ánh sáng tối ưu

*

Hãy tìm ra nguồn ánh sáng tốt hơn cho mình. 

Khi ở ngoài trời, bạn nên thay đổi vị trí hay hướng máy ảnh, chỉnh tư thế của đối tượng hay chụp ảnh trong bóng râm. Nên nhớ rằng, các đám mây có thể tạo ra ánh sáng mềm mại và khuếch tán. Còn vào ban đêm, bạn có thể dùng chế độ đèn pin trên một điện thoại khác để hắt sáng.

Dãn khoảng cách giữa đối tượng và hậu cảnh

Làm mờ hậu cảnh khi chụp ảnh chân dung là một kỹ thuật không khó nhưng nó đòi hỏi người chụp phải có trải nghiệm tốt để có được bức ảnh đẹp. Đối tượng càng đứng xa hậu cảnh (như bên phải), hậu cảnh càng bị làm mờ. Trong ảnh trái, khoảng cách không đủ xa.

*

Hãy dãn khoảng cách giữa đối tượng và hậu cảnh 

Đặt chủ thể ở phía trước

Bạn sẽ có hiệu ứng bokeh và xóa phông đẹp hơn nếu chủ thể nổi bật và được đặt ở phía trước chứ không phải ở giữa.

*

Đặt chủ thể ở phía trước 

Tiến gần hơn đến đối tượng chính

Google cho rằng đây là cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại đơn giản nhất chính là hãy đưa máy ảnh đến gần đối tượng nhất có thể, khi đó bức ảnh của bạn càng có độ mờ đẹp mắt.

Xem thêm: Cách Nấu Chè Khúc Bạch Ngon Mát, Giải Nhiệt Ngày Hè, Cách Làm Chè Khúc Bạch Thơm Ngon Nhất 2022

*

Hãy tới gần đối tượng 

Hãy chạm lấy nét vào gương mặt của đối tượng

Khi chụp ảnh chân dung, đừng quên chạm vào gương mặt của đối tượng để bảo đảm thiết bị đang lấy nét vào nó. Điều này đặc biệt nên ghi nhớ khi bạn chụp ngược sáng. Bạn nên làm vậy để chắc chắn người đang chụp không trở thành bóng đen.

Để ý đến đường dẫn trong bức ảnh

Đây được xem là cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại hiếm ngừoi. Đó là chọn một đường dẫn ánh mắt đến đối tượng chính. Có nhiều loại đường dẫn: cong, uốn khúc, thẳng, xéo… nhưng tựu trung được chọn như một tiền cảnh gồm các đường nét trực tiếp hoặc gián tiếp phóng hướng chú ý về chủ thể tại trung cảnh hay hậu cảnh; cũng có khi gồm nhiều đường hướng về một điểm tăng sự thu hút thị giác vào đó. Đường dẫn còn có mục đích tạo sự liên kết các vật thể trong ảnh với nhau, tăng thêm ý nghĩa cho nội dung ảnh.

*

Đường dẫn làm tăng độ sâu của ảnh và nhấn mạnh chủ thể. 

Hãy thử thay đổi góc chụp

Với những bức ảnh chân dung, bạn có thể chụp ở ngang tầm mắt trẻ em hoặc chụp từ trên xuống để nhấn mạnh hình dáng của chủ thể.

*

Góc chụp độc đáo sẽ tăng sức hấp dẫn cho ảnh.

Chụp ảnh chân dung một nhóm nhỏ

Chế độ chụp chân dung trên trên smartphone hoạt động tốt nhất khi tất cả đối tượng đều có chung khoảng cách với camera. Vì vậy, bạn có thể chụp từ 2 – 3 người tốt hơn là chụp từ 5 người trở nên.

Xem thêm:

*

Ảnh chụp chân dung sẽ đẹp hơn với một nhóm nhỏ thay vì đám đông.

Cái gì đơn giản cũng đẹp

Đừng tham chi tiết và ôm đồm nhiều thứ. Bạn tránh được điều đó bằng cách đóng khung đối tượng và chọn hậu cảnh gọn gàng. Đừng quên kiểm tra những chi tiết thừa trong khung hình như cành cây, biển hiệu hay chiếc ô.Với việc tung ra 10 cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại, Google đang ngầm quảng bá cho tính năng chụp ảnh chân dung trên Pixel 2 và Pixel 2 XL sau khi bộ đôi chính thức được phát hành. Đừng quên chia sẻ với bạn bè về thủ thuật cực hay này nhé!CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *