Phong Thần Diễn Nghĩa là câu chuyện kể về nguồn gốc các vị thần tiên trong Đạo giáo, dựa theo sự kiện có thật là nhà Châu lật đổ nhà Thương, xen lẫn những các yếu tố thần thoại, thần tiên, yêu quái… Cùng điểm qua danh sách các vị thần trong bảng phong thần qua bài viết sau. 

Trụ Vương

Nhắc tới danh sách các vị thần trong bảng Phong Thần thì không thể bỏ qua Trụ Vương. Trụ Vương là đời vua thứ 28 – đời cuối cùng của nhà Thương. Tương truyền Trụ Vương có sức khỏe vô địch, vì vậy nên được tiên vương truyền ngôi cho kế nghiệp dù chỉ là con út. 

*

Trụ Vương là đời vua thứ 28 – đời cuối cùng của nhà Thương

Những năm đầu tiên trị vì, Trụ Vương cũng được coi là vị vua anh minh, thiên hạ ấm no thái bình. Nhưng từ khi có Đát Kỷ (Hồ Ly Tinh) thì bắt đầu đam mê tửu sắc vô độ, chẳng quan tâm đến triều chính, hành động tàn ác, giết trung thần, tàn sát lương dân, dứt tình phụ tử với 2 hoàng tử… vì vậy mà các trấn chư hầu nổi loạn, nhà Châu ở Tây Kỳ trỗi dậy. Đến tận khi quân Tây Kỳ kéo vào sát cửa kinh thành nhưng Trụ Vương ngày đêm yến tiệc với người đẹp nên chẳng hay biết gì. 

Tuy Trụ Vương suốt ngày rượu chè gái gú nhưng không hề suy nhược sức lực, vẫn mặc giáp xông ra tử chiến với quân Tây Kỳ, sức mạnh không thể xem thường. Tiếc là không đấu nổi với cả vạn quân, Trụ Vương thua trận, lúc đó mới hối hận muộn màng, đứng trên lầu cao tự thiêu kết thúc cơ nghiệp nhà Thương.

Đang xem: Danh sách bảng phong thần

Khương Tử Nha

Khương Tử Nha là một trong những nhân vật trung tâm của bộ truyện. Tử Nha là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, từ năm 23 tuổi đã lên núi tu luyện, sau đó được sư phụ sai xuống núi giúp nhà Châu phạt Trụ.

*

Khương Tử Nha là một trong những nhân vật trung tâm của bộ truyện

Cả đời Khương Tử Nha tu hành trên núi, chưa va chạm với thế gian bao giờ, cũng kế sinh nhai nên buộc phải sống nhờ nhà bạn, lấy vợ cũng bị vợ chê là bất tài rồi bỏ đi. Về sau mới được người đời phát hiện ra có tài bói toán xem quẻ, được tiến cử làm quan trông coi thiên văn trong cung.

Khi ấy Trụ Vương vẫn còn tại vị, bắt Tử Nha làm quan đốc công để xây lộc đài cho Đát Kỷ. Tử Nha không chấp nhận, bỏ trốn đến Tây Kỳ, mỗi ngày ngồi câu cá đợi thời cuộc. Quả nhiên sau này Văn Vương đến mời Tử Nha về làm thừa tướng.

Văn Vương qua đời, Tử Nha lại tiếp tục phò trợ Võ Vương thống lĩnh quân Tây Kỳ lật đổ nhà Thương. Nhờ có chư vị thần tiên và các tướng giỏi phò trợ nên cũng có thể vượt sông Hoàng Hà, kéo quân vượt qua 5 ải, vấn tội Trụ Vương, giúp Võ Vương lên ngôi hoàng đế, hoàn thành đại nghiệp. Tử Nha được phong hầu, được gọi là Khương Thái Công.

Khương Tử Nha khi ra trận thường cưỡi linh thú Tứ Bất Tượng, dùng cây roi Đả Thần và cờ Hạnh Quỳnh để bảo vệ mình khỏi bùa phép, gươm đao.

Xem thêm: Những Câu Nói Hay Về Thất Bại Trong Cuộc Sống, Những Câu Nói Hay Về Thành Công Và Thất Bại

Xiển Giáo Thập Nhị Đại Tiên

Xiển Giáo Thập Nhị Đại Tiên là học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn, họ đều có mấy trăm năm đến cả ngàn năm đại hạnh. Đệ tử của các vị này là những tướng giỏi của Tây Kỳ như Na Tra, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Vi Hộ, Mộc Tra…

Xiển Giáo Thập Nhị Đại Tiên được Nguyên Thủy Thiên Tôn giao trọng trách phò trợ nhà Châu, giúp Khương Tử Nha hoàn thành bảng Phong Thần. Có nhiều trận, đội quân Tây Kỳ gặp nạn, nhờ các vị đại tiên này tương trợ nên đại nghiệp mới thành.

Na Tra

Na Tra là con trai út của Lý Tịnh, vốn là trái Linh Châu Tử của cung Ngọc Hư được đầu thai. Từ khi sinh ra Na Tra đã một tay cầm vòng Càn Khôn, tay kia cầm dải Hỗn Thiên. Sức khỏe từ bé đã hơn người, lại ngỗ nghịch, giết thái tử Ngao Bính và đệ tử của Thạch Cơ, đi khắp nơi gây họa, để khỏi liên lụy cha mẹ nên phải quyên sinh. Linh hồn Na Tra được Thái Ất Chân Nhân gá vào hoa sen, sau đó mới trở thành hình người.

Na Tra đầu quân vào đại quân Tây Kỳ thì trở thành dũng tướng tiên phong mạnh nhất, mỗi lần xuất trận đều dũng mãnh, lập được nhiều chiến công. Trên tay thì có Càn Khôn Quyện, Đả Tiên Kim Chuyên, Cửu Long Thần Hỏa Trạo, Hỗn Thiên Lăng, Song Kiếm Âm Dương, Hỏa Tiêm Thương, dưới chân có Phong Hỏa Luân, toàn là vũ khí thượng hạng nhất truyện. Cơ thể Na Tra lại làm từ sen nên miễn nhiễm với những phép nhiếp hồn của đối phương, vì vậy đã mạnh lại càng thêm mạnh. 

Kim Tra – Mộc Tra

Kim Tra là học trò của Văn Thù, là con cả của Lý Tịnh, Mộc Tra là con thứ, học trò của Phổ Hiền. Cả 2 đều sở hữu bản lĩnh cao cường, là tướng trụ cột của nhà Thương. Bảo bối mà Kim Tra sử dụng là dây Độn Long, còn Mộc Tra là bảo kiếm Ngô Câu.

Kim Tra – Mộc Tra đều lập được nhiều đại công, trong đó có trận ải Du Hồn do Đậu Binh trấn giữ mà 200 trấn chư hầu đánh phá ngót 20 năm không phá được. 

Dương Tiễn

Dương Tiễn là học trò của Ngọc Đỉnh Chân Nhân, được cử xuống giúp quân Tây Kỳ. Dương Tiễn tinh thông cả võ nghệ lẫn phép thuật, biết 72 phép biến hóa, lại thông minh mưu lược, có thể coi là tướng mạnh nhất dưới trướng Tử Nha.

Xem thêm: Lời Bài Hát Cuộc Tình Trong Cơn Mưa Nhạc Hoa, Love In The Rain (雨中的恋人们

Dương Tiễn nhiều lần lập đại công, giết tướng địch như Châu Tín, Ôn Lương, Quách Thần, Dư Hóa, Mai Sơn Thất Quái… Dương Tiễn khi ra trận thường dùng thanh Tam Tiêm Thương cực kỳ lợi hại. Sau khi phạt Trụ, hoàn thành đại nghiệp, Dương Tiễn cũng rời thế gian, lên núi tu luyện.

Trên đây là một số cái tên tiêu biểu trong danh sách các vị thần trong bảng Phong Thần. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bài viết, bạn vui lòng để lại bình luận để được giải đáp nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *