Sau khi đã biết cách sử dụng hàm Vlookup, bạn sẽ rất tự tin đi dò tìm bảng tính. Những bước sau đây sẽ giúp bạn còn tự tin hơn nữa khi thành thạo hàm vlookup có điều kiện. Nếu bạn chưa biết được VLOOKUP cơ bản thế nào, bạn có thể theo dõi video này trước khi đọc tiếp

Dưới đây là bảng tính Excel minh hoạ cho ví dụ này. Bạn có thể thực hành trực tiếp trên bảng tính Excel này. Nào cùng bắt đầu tìm hiểu hàm vlookup có điều kiện thôi!

Hãy bắt đầu bằng ví dụ sau đây (Các bạn có thể tìm thấy VD này trong Sheet1 ở bảng tính Excel phía trên)

Ở đây, để tra cứu được giá trị ở Cột C mà điều kiện là Bb thì chúng ta cần thêm một Cột phụ như ở C9:C15. Nhưng khi chúng ta không được phép thay đổi cấu trúc của bảng tính, thì chúng ta không thể sử dụng cách này. Làm thế nào để có thể không thay đổi cấu trúc của bảng tính mà vẫn có thể thực hiện được việc này? Chúng ta có thể chuyển sang Sheet2.

Đang xem: Dùng hàm vlookup có điều kiện

Sử dụng VLOOKUP cùng với CHOOSE và công thức mảng để tra cứu dữ liệu dựa trên nhiều cột:

Trong Sheet2, chúng ta sử dụng công thức mảng sau đây tại ô F2 để có thể tra cứu được dữ liệu. Để nhập công thức này, các bạn nhớ dùng tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER

=VLOOKUP(E2,CHOOSE({1,2},$A$2:$A$7&$B$2:$B$7,$C$2:$C$7),2,0)
Ở trong công thức, các phần được tô màu là phần các bạn có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Để hiểu được công thức, chúng ta có thể theo dõi ảnh sau cùng với từng bước của hàm CHOOSE.

Xem thêm: Top Những Bài Nhạc Thất Tình Hay Nhất, Hợp Tâm Trạng, Nam Thất Tình

*

Hàm CHOOSE sử dụng trong bài này của chúng ta là hàm mảng nên nếu bạn muốn thử kết quả của hàm CHOOSE trên bảng tính Excel thì các bạn có thể sử dụng công thức sau ở trong thanh công thức trên Excel ở máy tính của bạn, nhớ đánh dấu công thức trên thanh công thức và nhấn phím F9, nếu bạn dùng laptop, có thể bạn phải dùng tổ hợp phím FN + F9:

=CHOOSE({1,2},”Học”,”Excel”,”Online”,”Miễn”,”Phí”)
Kết quả bạn nhận được ở ngay trên thanh công thức là ={“Học”,”Excel”}

Thêm 2 ví dụ với hàm vlookup có điều kiện và CHOOSE:

Tra cứu dữ liệu dựa trên điều kiện từ 3 cột

Ví dụ này được lưu trong Sheet3 của bảng tính ở phía trên. Trong ví dụ này, chúng ta có thể dùng kĩ thuật vừa được miêu tả để tra cứu dữ liệu từ cột D dựa trên dữ liệu ở cột A, cột B và cột C. Đến đây, hi vọng các bạn có thể xử lý thành thạo dù dữ liệu có đến từ bao nhiêu cột đi nữa.

Xem thêm: Gợi Ý Cách Phối Đồ Nam Đẹp: Quy Tắc Và Concept Mix Đồ Đơn Giản

Tra cứu dữ liệu đặc biệt

Ví dụ này có thể được tìm thấy trong Sheet4 của bảng tính phía trên. Chúng ta có 2 cột Họ và Tên, dựa trên 2 cột này chúng ta muốn tìm ra số báo danh của một người. Ở ví dụ này, cách nối Họ và Tên được sử dụng để tạo nên tên đầy đủ, có thể nối Họ và Tên bởi dấu cách, dấu nối, hoặc dấu phẩy cộng thêm dấu cách, các công thức được sử dụng cho từng trường hợp đó là (lưu ý, công thức mảng, nhấn CTRL + SHIFT + ENTERđể nhập):

=VLOOKUP(A7,CHOOSE({1,2},$A$2:$A$4&” “&$B$2:$B$4,$C$2:$C$4),2,0)=VLOOKUP(A8,CHOOSE({1,2},$A$2:$A$4&”-“&$B$2:$B$4,$C$2:$C$4),2,0)=VLOOKUP(A9,CHOOSE({1,2},$A$2:$A$4&”, “&$B$2:$B$4,$C$2:$C$4),2,0)

Kết luận:

Như vậy, hi vọng qua bài này các bạn đã biết thêm một cách sử dụng hàm vlookup có điều kiện để có thể ứng dụng linh hoạt hơn. Hãy đừng quên download tài liệu kèm theo video và bài viết để thực hành một cách thuận tiện nhất!

Những kiến thức bạn đang xem có trong khóa học EX101 – Excel từ cơ bản tới chuyên gia của Học Excel Online. Trong khóa học này bạn sẽ được tìm hiểu cách sử dụng các công cụ: conditional formatting, data validation, pivot table… để ứng dụng vào trong công việc. Ngoài ra bạn còn biết cách sử dụng các hàm trong excel, từ các hàm cơ bản cho tới các hàm nâng cao, phức tạp. Hiện nay hệ thống đang có ưu đãi rất lớn cho bạn khi đăng ký tham gia khóa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *