Câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn tại buổi phỏng vấn chính là “bạn hãy tự giới thiệu về mình”. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng để lọt vào mắt xanh người phỏng vấn thì không hề dễ dàng. ustone.com.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ngay dưới đây.

Đang xem: Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

*

*

Hướng dẫn chi tiết bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Các phần quan trọng cho một bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấnChọn một câu chuyện mở đầuLàm nổi bật hơn thành tích của bạnKết thúc bằng mong muốn hiện tại và lý do ứng tuyển3 yếu tố quan trọng của một bài mẫu giới thiệu bản thân hoàn hảo

Các phần quan trọng cho một bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Để có một bài giới thiệu mở đầu gây ấn tượng không hề đơn giản, bạn sẽ cần chuẩn bị và tập nói trước khi đến phỏng vấn.

Chọn một câu chuyện mở đầu

Để trả lời câu hỏi “hãy giới thiệu về bản thân”, bạn không nên tập trung quá nhiều về tên gì, học ở đâu, địa chỉ chỗ nào. Bởi lẽ những thông tin trên đã được ghi đầy đủ trong CV. 

Mục đích thực sự của câu hỏi “huyền thoại” trên là thông tin nổi bật về kỹ năng, kinh nghiệm, mong muốn của bạn. Vậy bạn nên bắt đầu trả lời với những thông tin gì?

Chúng tôi khuyên bạn nên nói về nền tảng học vấn/ kinh nghiệm nổi bật trong quá khứ trước tiên:

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH – THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU
Cách mở đầu cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hãy nói qua về ngành học, trường học, lý do bạn lựa chọn/yêu thích và quyết định theo đuổi công việc này.

“Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm ngoái. Em thật sự rất yêu thích và có đam mê với Marketing không chỉ về sự phát triển của ngành mà còn bởi tính sáng tạo không ngừng. Bản thân em là một người yêu sáng tạo, khám phá và tạo ra những điều mới lạ để thu hút mọi người.”

Cách mở đầu cho người có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và từng làm qua công việc có liên quan hãy nói về vị trí làm việc nổi bật cũng như thời gian làm việc trước đây có liên quan tới công việc ứng tuyển.

“Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân Marketing 5 năm trước và trải qua nhiều vị trí về Marketing trong các doanh nghiệp. Tôi đã từng giữ vị trí Leader Content Marketing Team tại công ty ABC trong 3 năm. Và sau đó trở thành Trưởng phòng Marketing tại công ty DEF.”

Làm nổi bật hơn thành tích của bạn

*

Nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều quan tâm tới kinh nghiệm, thành tích

Tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng bằng những thành tích lớn trước đây của bạn. Bạn có thể sở hữu quãng thời gian đáng tự hào tại một tổ chức, nhưng để thực sự gây ấn tượng phải là những gì bạn đạt được. 

Ngoài thành tích, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, những tích lũy đáng kể sau thời gian vừa qua. Bạn đã học được nhiều điều mới, nhiều kỹ năng tuyệt vời, đã vượt qua được thử thách như thế nào. Đừng ngại chia sẻ, chúng đều đáng giá và sẽ được ghi nhận.

Một lưu ý đó là đảm bảo những gì bạn nói có liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển. Kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được phải có khả năng phục vụ cho doanh nghiệp hiện tại. Hẳn là người phỏng vấn sẽ không kiên nhẫn lắng nghe bạn lan man đâu.

Cách nói cho sinh viên mới ra trường

Khi là sinh viên mới ra trường, bạn có thể cảm thấy e ngại vì kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều để thể hiện? Nhưng đừng lo, bạn hoàn toàn có thể kể thành tích, kỹ năng học được tại trường/câu lạc bộ/,…

“Em đã từng tham gia vào đội tình nguyện của Trường và có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lớn. Em được cùng mọi người xây dựng sự kiện, quảng bá và tổ chức sự kiện. Qua những hoạt động đó, em học được nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, lập kế hoạch, truyền thông sự kiện,…”

Cách nói cho người đã có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và từng làm qua công việc có liên quan, bạn cần nói về những thành tích cụ thể mà bạn đã đạt được trong quá khứ.

Xem thêm:

“Trong thời gian làm việc ở vị trí Trưởng phòng Marketing, tôi đã mang lại những kết quả tương đối cao cho công ty cũ. Lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm quý 2 tăng lên 50% so với quý 1 kèm theo doanh thu tăng 20%. Tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về công tác quản trị cũng như cách thức Marketing hiệu quả.”

Kết thúc bằng mong muốn hiện tại và lý do ứng tuyển

*

Bước cuối để gây ấn tượng và thành công nhận được công việc

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tham vọng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đa số các ứng viên hiện nay đều chưa có mục tiêu nghề nghiệp và thường rơi vào bối rối khi bị hỏi tới. Bạn phải biết bản thân đang cần gì thì mới có thể lập kế hoạch để đạt được thành công. 

Một phần cùng vô cùng quan trọng và ghi điểm khác là lý do bạn lựa chọn ứng tuyển vị trí này. Đây là cơ hội để bạn thể hiện hiểu biết về công ty cũng như dành những lời khen cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, sự tự tin về khả năng đem lại giá trị của bạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng.

Cách kết thúc cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn hãy thể hiện nhiệt huyết, tâm lý sẵn sàng lao vào cuộc chiến, không ngại khó khăn.

“Em mong muốn được tích lũy nhiều hơn nữa kỹ năng, kinh nghiệm với mục tiêu trở thành Trưởng phòng Marketing trong 5 năm tới. Mặc dù chưa tiếp xúc thực tế nhiều, nhưng em có khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng đối diện với thử thách. Sau khi tìm hiểu về công ty, em cảm thấy môi trường tại đây rất năng động, là cơ hội phát triển lớn cho bản thân. Em cũng muốn được cống hiến, trở thành một phần tạo nên thành công của công ty sắp tới.”

Cách kết thúc cho người đã có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và từng làm qua công việc có liên quan, bạn cần thể hiện sự tự tin, đảm bảo đem lại hiệu quả cho công ty.

“Tôi vẫn đang trên con đường xây dựng sự nghiệp tốt hơn và hướng tới vị trí cao hơn nữa. Tôi cảm thấy công ty là môi trường đa quốc gia với nhiều cơ hội phát triển và mức đãi ngộ tuyệt vời. Công ty sẽ không hối tiếc khi lựa chọn tôi.”

3 yếu tố quan trọng của một bài mẫu giới thiệu bản thân hoàn hảo

Nắm chắc những lưu ý dưới đây để xây dựng một bài giới thiệu bản thân hoàn hảo khi phỏng vấn.

Đảm bảo thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển

Bạn có thể có rất nhiều điều muốn nói, muốn khoe ra với nhà tuyển dụng, nhưng hãy nhớ chọn lọc. Người phỏng vấn sẽ chỉ quan tâm đến việc những cái bạn sở hữu liệu có giúp ích được cho doanh nghiệp hay không. 

Kiểm soát thời gian của bài giới thiệu

Thông thường bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chỉ nên dài khoảng 2 – 3 phút. Sẽ còn rất nhiều thông tin, câu hỏi phía sau mà bạn cần trả lời, đừng quá tập trung vào phần này. Do đó, bạn cũng nên lựa chọn thông tin nổi bật nhất để chia sẻ. 

Phong thái tự tin, nhìn thẳng

*

Hãy giữ một phong thái tự tin

Cách bạn trả lời sẽ được ghim lại để đánh giá không chỉ thông tin mà còn là thái độ, phong cách ứng xử. Đặc biệt, đôi khi câu trả lời đầu tiên này sẽ quyết định đến không khí về sau của buổi phỏng vấn. Bạn có thể hơi lo lắng, căng thẳng, nhưng hãy hít thở sâu và suy nghĩ tích cực. Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn nói chuyện trôi chảy và không bị ấp úng. Nhà tuyển dụng có thể cảm thấy khó chịu nếu bạn cứ gãi đầu gãi tai rồi ngập ngừng khi nói chuyện.

Xem thêm:

Kết

Bạn đã sẵn sàng bước vào phòng phỏng vấn chưa nào! Nhớ áp dụng những hướng dẫn cho một bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn và giành lấy thắng lợi nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *