Chắc hẳn rằng bất cứ bạn sinh viên nào khi vừa tốt nghiệp cũng đều muốn tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Nhưng làm thế nào để tạo mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường thật hấp dẫn? Chưa có kinh nghiệm việc làm có thể là một thiệt thòi nhưng bạn vẫn dễ dàng “đốn tim” được nhà tuyển dụng chỉ với một bản CV thật ấn tượng. Đọc và tham khảo ngay bí quyết viết CV được ustone.com.vn chia sẻ dưới đây nhé!

*

Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trườngMột số lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trườngCách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

CV xin việc là gì?

*

CV xin việc là gì?

CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” trong Tiếng Anh. Hiểu đơn giản đây là bản tóm tắt về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học tập cũng như các kỹ năng bản thân có để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đang xem: Hướng dẫn viết cv cho sinh viên mới ra trường

CV xin việc của những người đã đi làm thường tập trung vào phần kinh nghiệm việc làm. Còn CV xin việc cho sinh viên mới ra trường lại tập trung vào phần học vấn, hoạt động ngoại khóa cũng như những kỹ năng đạt được.

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường thường nói rằng các bạn không biết viết gì vào CV. Hầu như các bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có cơ hội làm việc chính thức tại một cơ quan hay công ty nào đó. Các bạn cảm thấy lúng túng khi phải bắt tay vào viết một bản CV hoàn chỉnh để gửi cho nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để viết CV cho sinh viên mới ra trường một cách ấn tượng, hay để có thể thu hút nhà tuyển dụng chỉ với 30 giây đọc qua CV? Đừng lo lắng, hãy để ustone.com.vn giúp bạn!

Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Một bản CV xin việc hoàn chỉnh sẽ cần có các mục: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kỹ năng, chứng chỉ, kinh nghiệm việc làm.

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH – THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU

*

Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Thông tin cá nhân 

Thông tin cá nhân bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin này để liên hệ bạn đi phỏng vấn cũng như thông báo nếu bạn trúng tuyển.

Khi trình bày phần này, bạn không nên: 

Lấy ảnh tự sướng hay những ảnh không nhìn rõ mặt.Viết CV theo phong cách teencode.Đặt tên email trẻ con (VD: boy_loi_choi
gmail.com).

Đừng trở thành một ứng cử viên không sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng chỉ với một vài lỗi nhỏ này nhé.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng việc làm hiện tại và tương lai của ứng viên. Nó khá quan trọng trong một mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của ứng viên, cũng như biết được ứng viên có tinh thần cầu tiến và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp không.

Bạn có thể chia mục tiêu của mình thành 2 ý là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:

Mục tiêu ngắn hạn sẽ nêu về những gì bạn muốn học, hay trau dồi thêm những kỹ năng bản thân mình chưa thạo.Mục tiêu dài hạn, bạn muốn tạo thêm nhiều giá trị cho công ty, muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân mình qua từng ngày.

Bạn không nên: 

Viết mục tiêu nghề nghiệp sơ sài.Viết chung chung để ứng tuyển vào mọi vị trí công việc.

Cái mà nhà tuyển dụng muốn là mục tiêu của chính bạn cho công việc đó chứ không phải là mục tiêu bạn copy được cho mọi chức vụ.

Các kỹ năng, chứng chỉ 

Đây là mục mà bạn sẽ không được phép bỏ qua khi viết CV cho sinh viên mới ra trường. Những chứng chỉ mà bạn đã đạt được: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, thuyết trình,…

Ngoài ra đối với một số công việc đặc thù thì cần có những kỹ năng mà bạn nên cho vào trong CV. Ví dụ như nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì cần phải có những kỹ năng bắt buộc: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, lắng nghe.

Học vấn 

Hãy viết thật ngắn gọn về tên trường đại học, chuyên ngành và loại bằng của bạn. Nên ghi thêm giải thưởng hay học bổng nếu bạn đạt được trong quá trình học.

Không nên: Liệt kê cả bằng cấp 2 và cấp 3.

Kinh nghiệm làm việc

Vì là sinh viên mới ra trường nên phần này bạn có thể ghi những việc bạn đã làm tại công ty mình thực tập hay những hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia.

Xem thêm:

Bất kể vị trí nào mà bạn muốn ứng tuyển thì nhà tuyển bao giờ cũng sẽ đánh giá cao những ứng viên năng động, sôi nổi, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa vì họ sẽ dễ có khả năng thích ứng được với môi trường cũng như văn hóa công ty.

*

Viết kinh nghiệm làm việc trong CV sinh viên mới ra trường

Người tham chiếu

Mục này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác minh được toàn bộ thông tin bạn cung cấp trong CV có đúng hay không? Vì là sinh viên mới ra trường nên bạn có thể chọn giảng viên đại học, quản lý cũ tại công ty thực tập,… làm người tham chiếu. Với những đợt tuyển dụng có tỷ lệ cạnh tranh cao thì nhà tuyển dụng sẽ thường dựa vào phần này để sàng lọc ứng viên. Do đó, bạn hãy lưu ý để không bỏ sót thông tin người tham chiếu nhé.

Một số lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Để mẫu CV sinh viên mới ra trường được ấn tượng, dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng, các bạn hãy chú ý một số vấn đề sau:

Độ dài của CV 

Độ dài phù hợp của một bản CV xin việc cho sinh viên mới ra trường là 1 trang A4. Nhà tuyển dụng thông thường chỉ mất 15 – 20 giây để đọc CV của bạn. Chính vì vậy CV của bạn sẽ dễ có khả năng bị bỏ qua nếu bạn viết quá “lan man” đó.

Chỉ sử dụng tối đa 2 kiểu chữ trong một bản CV

Những kiểu chữ chuyên nghiệp, dễ nhìn và hay được sử dụng là: Times New Roman, Arial, Tahoma, Serif. Nếu trong một bản CV có quá nhiều kiểu chữ và màu sắc lộn xộn sẽ làm cho người đọc rối mắt và rất dễ bỏ qua CV của bạn.

Không dùng chung CV cho mọi vị trí ứng tuyển

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn trong bản CV xin việc này. Chắc chắn rằng mỗi vị trí ứng tuyển sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau. Bạn không thể dùng cùng một bản CV để nộp vào hai vị trí khác nhau được. Thay vào đó bạn nên nêu rõ điểm mạnh của mình cho phù hợp từng vị trí mà mình ứng tuyển.

Kiểm tra chính tả

Lỗi chính tả là một phần tối kỵ khi viết CV, tuy nhiên vẫn không ít bạn mắc phải và nhận về “trái đắng”. Lỗi này không chỉ làm xấu CV mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận, không chuyên nghiệp. Vậy nên, trước khi gửi CV, bạn hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi, tốt nhất là nên nhờ người khác đọc, chỉnh sửa giúp.

Thứ tự thời gian phải chính xác

Muốn mẫu CV đạt chuẩn và mang tính thuyết phục cao thì bạn luôn phải chú ý đến thời gian. Điều này góp phần thể hiện sự cẩn thận, có đầu tư cho CV của bạn.

Cụ thể, khi tạo CV, bạn nên chú ý các vấn đề:

Trình bày nội dung theo thứ tự nhất định, tránh để thời gian bị lộn xộn, thiếu chính xác.Ghi rõ ràng thời gian làm việc trong quá khứ để nhà tuyển dụng nắm được mức độ gắn bó của bạn với công việc như thế nào.

*

Lưu ý khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Cách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Thông thường, CV của sinh viên mới ra trường sẽ rất khó tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng bởi kinh nghiệm, kỹ năng còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được các mẹo sau đây thì chắc chắn sẽ có cơ hội được lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng đấy nhé!

Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển

Trước khi tạo CV và ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về công ty. Bạn phải hiểu được lĩnh vực, quy mô, tính chất hoạt động cũng như môi trường của công ty đó như thế nào? Từ đây, bạn sẽ đặt ra mục tiêu, định hướng phù hợp với chiến lược phát triển của công ty.

Tham khảo kỹ bản mô tả công việc

Nếu chưa biết phải ghi gì vào CV xin việc, bạn hãy tham khảo bản mô tả từ phía công ty. Tại đó, họ đều đề cập đến nhiệm vụ, kỹ năng cần thiết đối với công việc. Thông qua bản mô tả này, bạn cũng sẽ xác định được những thông tin nào cần thiết để đưa vào CV, đảm bảo cung cấp những gì nhà tuyển dụng mong muốn.

Ví dụ: bạn ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing, đọc mô tả công việc, bạn sẽ biết được kỹ năng cần là giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm,… Hay với vị trí nhân viên thiết kế, kỹ năng bạn phải có là sử dụng thành thạo công cụ, phần mềm làm ảnh, sáng tạo,…

Viết CV “match” với bản mô tả công việc

Có một CV liên quan đến công việc ứng tuyển thì sẽ càng giúp bạn có lợi thế. Điều này chứng tỏ bạn đang thực sự quan tâm, nghiêm túc với công việc đó. Vậy nên, khi viết CV, bạn nên chú ý các yếu tố sau:

Trình độ học vấn, chuyên ngành phù hợp.Kinh nghiệm ở những vị trí tương đương.Kỹ năng phù hợp với công việc.Chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến công việc.

Một số mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường ấn tượng

Về cơ bản, một mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường sẽ gồm các nội dung như trình bày ở các phần trên. Song nếu bạn chưa hình dung được cụ thể về hình thức của CV thì hãy tham khảo một số mẫu cụ thể dưới đây:

*

Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

*

Mẫu CV thiết kế thời trang cho sinh viên mới ra trường

*

Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường ngànhcông tác xã hội

*

Mẫu CV nhân viên thiết kế đồ họa

*

Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường – CV nhân viên phát triển phần mềm

*

Mẫu CV nhân viên tư vấn quản trị cho sinh viên mới ra trường

*

CV nhân viên phát triển trang web

*

Mẫu CV xin việc quản lý dự án

Như vậy, ustone.com.vn đã chia sẻ đến bạn đọc các mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường.

Xem thêm:

Tham khảo ngay các mẫu trên để tạo được ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể truy cập vào website ustone.com.vn để tạo CV online và gửi ngay đến nhà tuyển dụng nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *