Làm việc trong lĩnh vực gì cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng thì mới hoàn thành tốt công việc được giao. Kế toán xây dựng lại càng đòi hỏi bạn nhiều hơn nữa những gì cần biết.

Đang xem: Kế toán công trình là gì? tìm hiểu bản mô tả công việc kế toán công trình

Như bài trước chúng ta đã biết công việc kế toán nhà hàng khách sạn cần làm những gì thì với kế toán xây dựng lại có những điểm khác biệt rõ rệt nhất. Trong đó có phần bóc tách chi phí dự toán công trình là một trong những vấn đề khó nhất với lĩnh vực này.

*
*
*
*

Một hóa đơn GTGT trong kế toán xây dựngTrường hợp 2: Xuất hoá đơn nhiều lần cho một công trình

Căn cứ vào biên bản nghiệm của mỗi công trình từng lần với nội dung ghi trên hoá đơn: Hoàn thành công trình ABC giai đoạn 1 theo hợp đồng

Tương tự như vậy kế toán sẽ xuất hoá đơn cho đến giai đoạn cuối cùng của mỗi công trình

Cuối cùng:

Khi kết thúc hoàn toàn công trình rồi nhân viên kế toán xây dựng nên cộng lại giá trị sau thuế của mỗi giai đoạn rồi so sánh với tổng giá trị thanh toán trên dự toán cũng như hợp đồng xem đã khớp số tiền chưa. Và kiểm tra lại công nợ phải thu xem chủ đầu tư còn nợ bao nhiêu của công trình này và có kế hoạch đòi nợ cũng như báo cáo với xếp.

Các vấn đề liên quan khác bạn có thể xem tại đây: Hóa đơn giá trị gia tăng

3. Hạch toán và lập báo cáo tài chính

Để đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu cần thiết cũng như không bỏ lỡ các vấn đề liên quan đến hạch toán trước tiên bạn cũng nên nắm rõ hạch toán tài khoản 241 – xây dựng cơ bản dở dang. Đây là tài khoản dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (Bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cả tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ.

Xem thêm:

Bước 1: Kế toán xây dựng cần cân đối thuế GTGT hàng tháng đúng với tờ khai

Lưu ý về thuế GTGT vãng lai 2% cho các công trình nên tách ra bằng các bút toán

+ Phản ánh doanh thu xuất hoá đơn

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 5112: Doanh thu công trình

Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra -10%

+ Trích thuế GTGT vãng lai bóc ra khỏi thuế GTGT tại trụ sở chính

Nợ TK 3331

Có TK 33382; Thuế vãng lai

+ Khi nộp thuế vãng lai

Nợ TK 33382

Có TK 111,112

Hiện nay việc nộp thuế quan cổng thông tin điện tử nên chủ yếu các doanh nghiệp nộp qua tài khoản ngân hàng

Bước 2: Cân đối giá thành.

Cần kiểm tra lại số dư nợ TK 154 trên bảng cân đối số phát sinh có trùng khớp với giá trị dở dang trên bảng theo dõi chi phí dở dang cuối kỳ hay không để kịp thời điều chỉnh và đã hợp lý với thực tế chưa.

Xem thêm: Top 25+ Bộ Phim Nhật Bản Hay Nhất Từ Trước Đến Nay, Top 10 Phim Nhật Hay Nhất Gây Sốt Toàn Châu Á

Bước 3: Cân đối doanh thu

Cân đối doanh thu xuất hoá đơn các công trình trên TK 5112 so với giá vốn các công trình tập hợp được trên TK 6322 sao cho phần doanh thu luôn luôn lớn hơn giá vốn -> Tránh bi cơ quan thuê soi khi quyết toán.

Xem nội dung nhiều hơn tại: Một số lưu ý trong báo cáo tài chính xây lắp và sản xuất

Trên đây là một số kinh nghiệm mà trung tâm đào tạo kế toán ustone.com.vn.vn xin chia sẻ. Và thực tế còn rất nhiều tình huống khác trong kế toán xây dựng mà tại mỗi công ty có một vấn để khác nhau. Nếu các bạn là người mới bắt đầu nên tham gia khóa học thực hành kế toán xây dựng xây lắp để nắm rõ được các vấn đề quan trọng nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *