Hãy đăng ký thành viên để cùng chúng tớ sẻ chia, trao đổi, sử dụng nguồn thư viện siêu quý báu, khổng lồ và nắm bắt những vấn đề nóng nhất của ngành Thiết kế Nội thất!

Đăng ký ngay!
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.

Đang xem: Lập bản vẽ kỹ thuật gồm mấy bước

*

1. Xác định nội dung bản vẽKhi bắt đầu bắt tay vào việc thể hiện một bản vẽ, việc đầu tiên phải làm đó chính là xác định rõ đối tượng vẽ là gì? Một chiếc bàn hay một chiếc ghế, một sản phẩm nội thất hay một không gian nội thất,… để có một bản vẽ đúng thì trước hết phải nắm rõ bản thân mình cần vẽ cái gì.Tiếp đến là xác định mục đích vẽ, sau khi đã biết chính xác đối tượng cần vẽ. Trong thiết kế có nhiều loại bản vẽ khác nhau: bản vẽ phối cảnh, bản vẽ kỹ thuật,… mỗi loại sẽ mang một mục đích diễn đạt riêng và yêu cầu kỹ thuật riêng. Ví dụ: bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ giúp người xem hiểu rõ và có cái nhìn chi tiết về cấu tạo của đối tượng; người vẽ cần phải cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật… của đối tượng thông qua bản vẽ kỹ thuật.
(Bản vẽ kỹ thuật tủ giày – ảnh sưu tầm)“Vẽ ra bản vẽ này để làm gì?” là câu hỏi cần đặt ra để xác định rõ mục đích khi vẽ: diễn họa hay thể hiện, kỹ thuật hay chi tiết. Chúng ta cần phải hiểu rõ mục đích mà bản thân muốn hướng đến thông qua bản vẽ để có truyền đạt nó một cách tốt và hiệu quả nhất. Không nên gộp nhiều mục đích với nhau vào cùng một bản vẽ, như vậy sẽ khiến người xem bị phân tâm và không nắm được nội dung mà chúng ta muốn diễn đạt.2. Nguyên tắc
Bản vẽ kỹ thuật được vẽ dựa trên một quy tắc đã được quốc tế thống nhất, gọi là tiêu chuẩn ISO.2.1. Kích thước, tỷ lệMột nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất đối với một bản vẽ kỹ thuật chính là đúng kích thước và tỷ lệ.Kích thước là số đo thực tế của đối tượng. Trong bản vẽ kỹ thuật, kích thước được thể hiện bằng đơn vị mm.Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước của đối tượng được thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật so với kích thước thật của chính đối tượng đó ngoài thực tế.
(Bảng tỷ lệ được ưu tiên sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật – ảnh sưu tầm)Vẽ sai tỷ lệ cũng chính là vẽ sai kích thước của đối tượng, quyết định hoàn toàn đến việc đúng sai của một bản vẽ kỹ thuật.Việc xác định tỷ lệ tùy thuộc vào quy mô kích thước của đối tượng là lớn hay nhỏ và tùy thuộc vào khổ giấy vẽ. Chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi vẽ để có thể lựa chọn được một tỷ lệ phù hợp nhất, tránh trường hợp tỷ lệ hình vẽ quá nhỏ gây trống bố cục hay tỷ lệ hình vẽ quá lớn gây kích bố cục, thiếu giấy.Về cơ bản, đối với các bản vẽ kỹ thuật thuộc ngành nội thất thường sẽ sử dụng tỷ lệ từ 1:50 đến 1:1 vì các đối tượng thuộc ngành nội thất nhìn chung có quy mô kích thước nhỏ:• Tỷ lệ 1:50 – 1:10: thường được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật đồ nội thất (bàn, ghế, tủ,…) với yêu cầu thể hiện rõ cấu trúc của sản phẩm.
Đăng ký để xem ảnh
Đăng ký để xem liên kết
)• Tỷ lệ 1:5 – 1:1: thường được sử dụng để phóng chi tiết, cho phép thể hiện các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn về vật liệu, phụ kiện, kết cấu bên trong,…• Ngoại trừ bản vẽ kỹ thuật không gian nội thất với yêu cầu trình bày tổ chức không gian thì sẽ sử dụng những tỷ lệ nhỏ hơn, tùy quy mô của từng không gian mà lựa chọn tỷ lệ phù hợp.

Xem thêm:

(ảnh sưu tầm)3. Bố cục bản vẽ và cách thể hiện đường nét3.1. Bố cụcMột bản vẽ kỹ thuật tiêu chuẩn bao gồm khung bản vẽ và khung tên.
Đăng ký để xem ảnh
(ảnh sưu tầm)Tham khảo thêm về mẫu khung tên:
Đăng ký để xem liên kết
Bản vẽ kỹ thuật chia làm 2 khu vực: khu vực hình vẽ và khu vực chú thích/ghi chú.• Khu vực hình vẽ:Hình chính: hình vẽ ba mặt chiếu đứng – bằng – bên, được đặt ở góc phía trên bên trái bản vẽ.Hình phụ: một số hình vẽ mặt cắt, hình vẽ phóng chi tiết.Cần phải tính toán kỹ lưỡng số lượng hình vẽ trong một bản vẽ để có thể lựa chọn một tỷ lệ phù hợp và sắp xếp các hình vẽ sao cho khoa học, vừa khổ giấy, để bố cục không bị quá kích hay quá thừa. Nên sắp xếp các hình vẽ theo hàng và cột có kích thước tương ứng để dễ theo dõi và đẹp bố cục.
Đăng ký để xem ảnh
Đăng ký để xem liên kết
)• Khu vực ghi chú:Khu vực ghi chú bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho việc hiểu rõ nội dung của bản vẽ, thường được đặt phía lề phải hoặc lề dưới của bản vẽ, không kể đến các chú thích cần thiết được ghi phía dưới và bên cạnh từng hình vẽ.
Thông thường, độ dày nét dày sẽ gấp đôi độ dày nét mỏng. Ví dụ: nét dày 0,5mm thì nét mỏng là 0,25mm.Đối với hình vẽ mặt cắt, các đường viền ngoài của các bộ phận trong mặt cắt thông thường phải dùng nét dày hơn so với các nét trong mặt nhìn.

Xem thêm:

Các đường cùng loại trên cùng một bản vẽ phải giống nhau về độ đậm nhạt, cách vẽ (chiều dài nét, khoảng cách giữa các nét đứt,…).3.3. Chữ và sốChữ và số thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật là dạng chữ thẳng hoặc nghiêng 75 độ.Nên sử dụng bộ thước gốt với các kích cỡ tương ứng để viết chữ và số được đúng và đẹp.Ghi kích thước:• Ghi kích thước là một việc làm rất quan trọng và bắt buộc đối với một bản vẽ kỹ thuật.• Kích thước được ghi là kích thước thật của đối tượng chứ không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ, tính theo đơn vị mm (không cần ghi trên bản vẽ).• Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đủ. Kích thước được ghi trên các hình chiếu hoặc mặt cắt thể hiện đúng và rõ nhất cấu tạo của phần được ghi, bao gồm: đường dóng, đường kích thước và chữ số kích thước.• Đường dóng và đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường dóng được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn bằng 2 – 3 lần bề rộng của nét đậm trên bản vẽ. Nên vẽ đường dóng cách hình vẽ một đoạn nhỏ để không bị lẫn hình.• Khổ chữ số sử dụng tùy thuộc vào kích cỡ bản vẽ (thường sử dụng khổ chữ số 2,5mm). Vị trí chữ số được đặt ở chính giữa phía trên đường kích thước. Trong trường hợp không đủ chỗ thì chữ số kích thước có thể được ghi trên đường kéo dài của đường kích thước và ở bên phải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *