Game online hiện nay khá thu hút người chơi đặc biệt là giới trẻ. Do đó lập trình viên game online được xem là nghề hot với mức thu nhập cao. Để lập trình viên game online, bạn cần những công cụ gì, theo quy trình nào và kỹ năng nào để phát triển,…Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đang xem: #10 khóa học lập trình game online & offline cơ bản dành cho người mới bắt đầu

1. Lập trình game online là gì?

Lập trình game online nằm trong chuyên ngành phát triển phần mềm. Lập trình game online là việc coder tạo mọi hoạt động trong trò chơi giúp người chơi tương tác bằng các phím điều khiển và gamepad,…

Lập trình game online là một ngành thu hút giới trẻ

Đây là một ngành nghề phù hợp cho các bạn yêu thích game, đam mê công nghệ và sáng tạo. Thực tế nếu bạn làm theo tuần tự mà chúng tôi nêu ra thì việc lập trình game online không hề khó.

2. Quy trình của lập trình game online:

Để làm một game online hoàn thiện thì việc đầu tiên bạn cần tuân thủ quy trình lập trình game online. Quy trình này diễn ra như sau:

Lên ý tưởng: Đây là bước đầu tiên để xây dựng một game hay bất cứ sản phẩm nào. Bạn cần hình thành nội dung, mục tiêu, kịch bản rõ ràng cho game. Từ ý tưởng này mới có thể đưa ra việc phát triển như thế nào. Thông thường bạn nên đặt ra những câu hỏi như: trò chơi của bạn có kích thích tư duy không, kết cụ thế nào, người chơi cần làm những gì để thực hiện trò chơi, cốt truyện như thế nào, trò chơi bạn sẽ được phát triển theo phong cách nào, bạn muốn thu hút người chơi bằng gì?

Thiết kế game: Khi đã hoàn chỉnh về ý tưởng, bạn có thể bắt đầu thiết kế game. Việc thiết kế game chính là thiết kế từng hạng mục trong trò chơi như: xây dựng hệ thống, các level và lựa chọn phong cách game phù hợp với ý tưởng của mình.

Tạo game: Khi bạn đã hoàn thành xong việc thiết kế các hạng mục, bạn cần kết hợp các hạng mục thiết kế vừa rồi lại với nhau.

Thử nghiệm: Đến bước này bạn cần gửi cho bạn bè hay bất cứ ai để trải nghiệm xem game có lỗi hay không. Từ đó bạn điều chỉnh và hoàn thiện cho game của mình.

Xuất bản game: Sau khi bạn đã hoàn chỉnh game rồi thì có thể xuất bản trò chơi đến với tất cả mọi người trên thế giới qua các nền tảng game.

Đối với một công ty phát triển game chuyên nghiệp, quy trình này sẽ được thực hiện bởi nhiều bộ phận chuyên môn hóa. Và quy trình cũng được áp dụng cho những team nhỏ hay cá nhân tùy thuộc vào ý tưởng xây dựng game của bạn.

3. Những ngôn ngữ để lập trình game:

Để lập trình game bạn cần sử dụng một trong số những ngôn ngữ lập trình sau:

Rất nhiều ngôn ngữ được ứng dụng vào lập trình game

Ngôn ngữ lập trình C:

Là ngôn ngữ lập trình game ra đời lâu nhất. Được ra đời năm 1970 và được biết đến sự logic, cấu trúc chặt chẽ. Vì thế đây là ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong các chương trình đại học.

Với ngôn ngữ lập trình C, bạn có thể tạo ra những game đơn giản như xếp hình, cờ vua, đua xe,…

Ngôn ngữ lập trình Java: 

Đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều trong các dự án phát triển game tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bởi với ngôn ngữ Java, lập trình viên chỉ cần viết duy nhất 1 lần code và có thể sử dụng lại cho nhiều loại game trên các nền tảng khác nhau như Windows, Linux,…

Một số game được phát triển bởi ngôn ngữ lập trình Java như Star Wars Galaxies hoặc Runescape.

Ngôn ngữ lập trình C++:

 Đây là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều cho việc lập trình game và là phiên bản cải tiến của ngôn ngữ C. Ngôn ngữ này được ưu tiên sử dụng cho những game có đồ họa phức tạp hoặc dung lượng lớn. Một số game được phát triển bởi ngôn ngữ này bao gồm Warrcaft III, Startcraft,…Và hiện nay những game cao cấp thì đều được sử dụng ngôn ngữ này.

Ngôn ngữ lập trình C#:

Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được phát triển bởi Microsoft. Ngôn ngữ này được xem là giải pháp tối ưu trong việc phát triển game giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm: 5 Bài Học Xương Máu Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Thực Phẩm Sạch (Cho Người Mới)

 Ngôn ngữ lập trình C# sẽ giúp bạn phát triển bất kỳ thể loại game nào. Đây là game engine đa nền tảng để giúp phát triển video games. Một số găm được ứng dụng C# phải kêt đến Pokemon Go, Beat Saber hay Assassin’s

Ngôn ngữ lập trình Python:

Nếu so về tốc độ thì Python không thể so sánh với C hay C++. Nhưng bù lại ngôn ngữ lập trình Python khá thân thiện, dễ dàng khi sử dụng.

Một số game được ứng dụng ngôn ngữ này gồm: Snake Pass, Roboforge. 

4. Những kỹ năng cần có khi lập trình game online

Am hiểu về game:

 Hầu hết những người lập trình game đều xuất phát từ game thủ Khi chơi nhiều game bạn sẽ có khả năng so sánh các game. Từ đó tìm ra những bối cảnh phù hợp với game của mình.

Hơn nữa, đây là một ngành khá đặc thù nên ngoài am hiểu về kỹ thuật bạn cần phải có sự đam mê.

Có kiến thức về ngôn ngữ lập trình game:

Ngôn ngữ lập trình là yếu tố quan trọng để bạn có thể hiện thực hóa việc làm game của mình. Bạn có thể xem ngôn ngữ nào phù hợp với mình cũng như yêu cầu theo dự án để bạn làm quen và chuyên sâu với ngôn ngữ lập trình đó.

Có kiến thức về toán học, vật lý và xã hội:

Kiến thức vật lý sẽ giúp bạn tư duy về chuyển động của nhân vật hay bối cảnh tự nhiên hơn, mượt mà hơn. Kiến thức toán học giúp bạn xây dựng các hình khối, phụ kiện nhân vật một cách hợp lý, phù hợp với thực tế.

Kiến thức xã hội sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý xã hội, tâm lý nhân vật,..để tạo ra nhân vật, bối cảnh và phát triển câu chuyện một cách thực tế hơn.

Sự sáng tạo:

Lập trình game là ngành nghề đòi hỏi cao về tính sáng tạo. Nếu bạn không có một ý tưởng độc đáo thì bạn đã thất bại trong khâu đầu tiên về lên ý tưởng. Việc sáng tạo sẽ mang lại cho game của bạn mới trong bối cảnh, câu chuyện và nhân vật, tạo nên sự thu hút với người chơi hơn.

Kiến thức về đồ họa:

Thiết kế đồ họa quan trọng bởi đây là yếu tố trực quan, tạo nên sức hấp dẫn từ ban đầu với người chơi. Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay thì việc tựa game có thiết kế đẹp sẽ là một lợi thế. Kiến thức về đồ họa sẽ giúp bạn mang lại một thế giới thực vào game.

Xem thêm:

Kiến thức về Scrum:

Phương pháp Scrum được ứng dụng nhiều trong quá trình phát triển dự án. 

Đây là “bộ khung làm việc” giúp đơn giản hóa công việc phức tạp khi phát triển game. Với phương pháp này sẽ giúp cải thiện chất lượng game tốt hơn, rút ngắn thời gian phát triển, kiểm soát tiến độ công việc tốt hơn và giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Khi bạn ứng dụng phương pháp Scrum sẽ giúp khách hàng trải nghiệm game một cách nhanh chóng, tối ưu thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc. Hiện nay đã có rất nhiều nhóm lập trình áp dụng Scrum trong công việc và luôn đem lại các kết quả tốt. Thực tế việc có kĩ năng áp dụng Scrum cũng sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng, bởi Scrum đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các công ty về công nghệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *