I. Mẫu kịch bản chương trình hội thảo chi tiết nhất

Chương trình hội thảo được tổ chức nhằm bàn luận về một số vấn đề liên quan chính trị, xã hội, văn hóa,… đang thu hút sự quan tâm. Hoạt động thảo luận sẽ được dựa trên tính khoa học, lý luận và thực tiễn. Cũng như việc lên kế hoạch tổ chức hội thảo, bạn cần xây dựng mẫu kịch bản hội thảo với các hoạt động sau:

1. Khâu đón tiếp khách mời

– Thời gian dành cho phần đón tiếp khách mới trong khoảng: 15 – 30 phút

Để tạo ấn tượng tốt của khách mời với buổi hội thảo thì bạn cần chuẩn bị phần đón tiếp thật chu đáo. Ban tổ chức cần bố trí từ 4 – 6 người lễ tân để đón tiếp khách mời ở cổng vào.

Đang xem: Mẫu kịch bản chương trình hội thảo

Đa phần sự kiện hội thảo sẽ được tổ chức với khách mời tự do và khách mời từ doanh nghiệp, ban lãnh đạo tổ chức, chuyên gia. Do đó, bạn nên đưa ra quy định khách mời xuất trình thư mời ở bàn lễ tân để giúp việc kiểm soát số lượng khách mời và bố trí chỗ ngồi dễ dàng hơn.

*

2. Kế hoạch khai mạc

– Thời gian dành cho phần khai mạc: 15 phút

Để buổi hội thảo được diễn ra sôi nổi, ban tổ chức cần mở màn chương trình với 1 – 2 tiết mục văn nghệ. Đây được xem là một cách thông báo gián tiếp cho người tham dự ổn định chỗ ngồi và buổi hội thảo chính thức bắt đầu.Từ đó, khách mời sẽ tập trung vào buổi hội thảo hơn.

*

3. Thời gian thảo luận

– Thời gian dành cho phần thảo luận: 3 đến 5 tiếng

Nội dung chính của hội thảo là phần thảo luận. Tại phần này, tất cả mọi nội dung đề được xoay quanh chủ đề của hội thảo.

Vì chủ đề của hội thảo chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của vấn đề nào đó, nên các chuyên gia sẽ bàn luận xoay quanh điều mà khách tham dự quan tâm. Bạn cần thiết kế một số gợi ý câu hỏi trong kịch bản nhằm tạo sự tương tác giữa diễn giải và khán giả. Điều này sẽ tạo cho buổi hội thảo sôi động hơn.

Xem thêm: Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile: Thập Đại Phái Mạnh Nhất Vltk 1 Mobile Hiện Nay

*

4. Kết thúc và tiễn khách mời

– Thời gian dành cho phần kết thúc và tiễn khách mới: 15 -30 phút

Người dẫn chương trình sẽ phát biểu bé mạc hội thảo và gửi lời cảm ơn đến tất cả người tham dự chương trình. Ban tổ chức có thể mời các chuyên gia, khách mời lên sân khấu để chụp hình lưu niệm. Ở ngoài, lễ tân sẽ tiễn khách mời ra về.

*

II. Những lưu ý khi viết mẫu kịch bản chương trình hội thảo

Từ mẫu kịch bản hội thảo ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ thông tin chi tiết cho 1 buổi hội thảo diễn ra thành công phải không nào? Một số lưu ý trong quá trình xây dựng kịch bản chương trình hội thảo mà bạn cần quan tâm như sau:

1. Phân công công việc chi tiết

Trong mẫu kịch bản hội thảo, bạn cần liệt kê, phân chia công việc rõ ràng cho vị trí, bộ phận. Sau khi được phân công, các cá nhân sẽ có trách nhiệm với công việc được giao sẽ giúp tiến độ công việc diễn ra ổn hơn. Nếu bạn chưa biết phân công như thế nào cho hợp lý, đừng ngần ngại tìm hiểu tổ chức sự kiện gồm những công việc gì.

2. Có kịch bản dẫn cho người dẫn chương trình

Để buổi hội thảo diễn ra đúng mục tiêu, kịch bản hội thảo cần có lời dẫn chi tiết cho người dẫn chương trình. Ngoài ra, việc chuẩn bị kịch bản nói trước sẽ giúp MC có thời gian ghi nhớ, điều chỉnh giọng điệu, ngôn ngữ giúp nội dung chương trình hấp dẫn hơn.

Xem thêm: Nhạc Trong Phim Tâm Trạng Khi Yêu : Hơn Cả Một Tình Yêu, Tâm Trạng Khi Yêu: Hơn Cả Một Tình Yêu

3. Có phương án dự phòng cho mọi đầu việc

Rất hiếm khi một buổi hội thảo được diễn ra suôn sẻ theo ý muốn của ban tổ chức. Do đó, bạn cần lên kế hoạch dự phòng. Một số sự cố có thể xảy ra như thời tiết xấu, âm thanh và ánh sáng không ổn định,… Do đó, bạn cần lường trước các tình huống bất ngờ và đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.

*

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết cho mẫu kịch bản chương trình hội thảo chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn áp dụng thành công với những thông tin hữu ý trên!

=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi qua:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *