Chứng khoán MBS là gì?

MBS là chữ viết tắt của các từ Mortgage Backed Securities, là một loại chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp.

Đang xem: Mortgage-backed securities là gì

Để hiểu rõ về công cụ MSB trước hết bạn cần hiểu về công cụ Hợp đồng cho vay có thế chấp, hoặc thế chấp (mortgage), là cơ sở hình thành nên công cụ MBS trong hoạt động chứng khoán.

Hợp đồng cho vay có thế chấp được coi là một công cụ nợ, là một khoản cho vay được đảm bảo bằng một loại tài sản cụ thể, thông thường là bất động sản. Nếu người đi vay không thanh toán được các khoản vay theo hợp đồng thì người cho vay được quyền nắm giữ tài sản thế chấp và bán đi để trang trải khoản cho vay. Khi người vay thanh toán hết các khoản nợ đúng hạn, khoản thế chấp này sẽ được dỡ bỏ.

Trên cơ sở đó, chứng khoán có đảm bảo bằng thế chấp là một loại chứng khoán phái sinh có tài sản, công cụ cơ sở là các khoản thế chấp nêu trên thông qua quá trình chứng khoán hóa (Chứng khoán hóa theo nghĩa này là việc gộp lại các hợp đồng cho vay thế chấp có cùng tính chất và bán ra một loại chứng khoán mới, đại diện cho các quyền đối với tài sản hoặc đối với những dòng tiền phát sinh từ các khoản thế chấp trong tập hợp đó).

Thông qua việc chứng khoán hóa như vậy, các hợp đồng cho vay đã trở thành công cụ được giao dịch rộng rãi và có tính thanh khoản, khác hẳn với tính chất trước đó. Điểm đáng chú ý ở đây là, các MBS từ đây có thể được giao dịch và chuyển giao không cần sự tham gia của bên thứ ba ngoài hai bên mua và bán. Các quyền đối với khoản cho vay đã được chuyển từ người này sang người khác chỉ cần sự thỏa thuận của bên mua và bán mà không cần sự có mặt của người đi vay.

Xem thêm:

Các loại chứng khoán MBS

Có hai loại MBS phổ biến: chứng khoán chuyển giao (Pass-through) và nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (Collateralized Mortgage Obligations – CMO).

Chứng khoán chuyển giao (Pass-through)

– Chứng khoán chuyển giao: được hình thành bằng sự tin tưởng trong đó các khoản thanh toán thế chấp được thu thập và chuyển qua cho các nhà đầu tư. Chúng thường có thời gian đáo hạn là 05, 15 hoặc 30 năm. Kì hạn của chứng khoán chuyển giao có thể ít hơn thời gian đáo hạn đã nêu tùy thuộc vào các khoản thanh toán chính trên khoản thế chấp tạo nên chứng khoán chuyển giao.

Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (Collateralized Mortgage Obligations – CMO)

CMO bao gồm nhiều nhóm chứng khoán được biết đến như là các lớp hay các phân ngạch. Các phân ngạch được xếp hạng tín dụng để xác định tỷ lệ được lợi tức cho các nhà đầu tư.

Xem thêm:

Rủi ro của MBS

Tuy nhiên, đầu tư vào MBS cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro vì đằng sau nó là rủi ro vỡ nợ của người đi vay. Một chỉ tiêu quan trọng đo lường vấn đề này là hệ số vốn vay trên giá thị trường của tài sản bất động sản (LTV). Nếu hệ số này cao thì rủi ro vỡ nợ càng cao. Ví dụ, nếu hợp đồng cho vay chưa đáo hạn mà giá nhà đất sụt giảm mạnh thì rủi ro vỡ nợ càng dễ trở thành hiện thực. Trong trường hợp vỡ nợ xảy ra, bên cho vay không nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào mà còn mất chi phí, cơ hội đầu tư và các tài sản khác cũng như các chi phí liên quan đến pháp lý.

Đây cũng chính là trường hợp xảy ra đối với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Các MBS đã được giao dịch và chuyển giao qua rất nhiều vòng, tạo nên giá trị ảo vượt xa giá trị thị trường của các tài sản cơ sở (nhà đất và bất động sản) vốn đã lâm vào tình trạng giá cả sụt giảm và mất khả năng thanh khoản. Hơn nữa, bản thân các MBS này cũng được bảo hiểm bởi các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit Default Swap – CDS) với các công ty bảo hiểm. Hậu quả là khi khủng hoảng nổ ra, hàng loạt các tổ chức tín dụng và bảo hiểm cùng chịu rủi ro vỡ nợ theo dây chuyền và nhiều công ty buộc phải phá sản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *