1. Hướng dẫn phân tích nhân vật Lão Hạc1.1. Phân tích đề1.2. Hệ thống luận điểm1.3. Lập dàn ý chi tiết1.4. Sơ đồ tư duy2. Top 3 bài văn mẫu hay2.1. mẫu số 12.2. mẫu số 22.3. mẫu số 3​​​​​​​
Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để phần nào làm lộ rõ lên số phận, nhân phẩm của người nông dân nghèo trước CMT8, nghèo khổ, bế tắc nhưng vẫn giàu tình thương và lòng tự trọng. Qua đó lên án sự tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến.Trước khi tiến hành làm bài văn phân tích, các em nên ôn lại những kiến thức về tác phẩm thông qua phần soạn bài Lão Hạc để tổng hợp lại những ý chính về nhân vật Lão Hạc cần có trong bài phân tích.

Đang xem: Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật lão hạc trong truyện ngắn lão hạc của nam cao

Hướng dẫn phân tích nhân vật Lão Hạc

Đề bài: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

1. Phân tích đề

– Yêu cầu của đề bài: phân tích nhân vật lão Hạc.- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.- Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Lão Hạc – một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.- Luận điểm 2: Lão Hạc – một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu- Luận điểm 3: Lão Hạc nghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng

3. Lập dàn ý chi tiết

a) Mở bài:- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm+ Nam Cao (1917 – 1951) là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945 với những tác phẩm gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám.+ Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay của Nam Cao viết về người nông dân qua đó tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.- Giới thiệu chung về nhân vật lão Hạc:
+ Lão Hạc là nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo khổ, đáng thương trước Cách mạng tháng Tám.b) Thân bài: Phân tích nhân vật lão Hạc* Luận điểm 1: Lão Hạc – một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.- Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam- Hoàn cảnh gia đình:+ Vợ chết sớm, phải nuôi con một mình.+ Tài sản trong nhà chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó.+ Không có tiền cưới vợ cho con, con trai ông bỏ đi làm đồn điền cao su.- Tai họa dồn dập:+ Ốm hơn 2 tháng+ Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn.+ Làng thì mất mùa sợi -> giá gạo ngày một cao.+ Lão không có việc làm -> cuộc sống càng túng thiếu, cùng quẫn.+ Phải bán con chó yêu quý nhất vì không có tiền nuôi nó.+ Cuộc sống đói khổ, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn, nhưng cuối cùng lại ăn bả chó để tự vẫn.

Xem thêm:

* Luận điểm 2: Lão Hạc – một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu- Lão rất yêu con:
+ Thương con, đau khổ vì không lấy được vợ cho con+ Không muốn con phải khổ, không muốn tiêu vào tiền dành dụm cho con.+ Dù có nghèo khó đến mấy, nhưng vẫn ko chịu bán đi mảnh vườn mà ông đã kiên quyết giữ cho con trai.+ Luôn nhớ tới con nơi phương xa qua những lá thư con gửi về+ Tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đều giữ lại cho con=> Hình ảnh người cha điển hình trong văn học Việt Nam.- Lão yêu con chó Vàng:+ Yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự+ Lão gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.+ Cho nó ăn trong bát sứ như nhà giàu+ Bắt rận và tắm cho nó+ Vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương+ Khi phải bán nó đi thì lão đau khổ, cảm thấy tội lỗi : vuốt ve, tâm sự với nó trước khi bán nó đi, để ý ánh mắt nó nhìn mình…+ Xấu hổ vì đã già rồi “còn đánh lừa một con chó”…-> Con người nhân hậu ấy đã đau lòng biết bao khi phải bán đi người bạn thân duy nhất.=> Lão Hạc là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ, một xã hội tha hóa về đạo đức và lối sống, thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
* Luận điểm 3: Lão Hạc nghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng- Ông giáo mời ăn khoai, lão khước từ- Quá lúng quẫn, chỉ ăn củ chuối, sung luộc…, nhưng lại từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.- Lão thà chết chứ không bán đi một sào.- Dành dụm tiền bán chó, giấy tờ nhà để gửi nhờ ông giáo giữ giúp, chờ dịp trao lại cho đứa con trai.- Gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lỡ lão có chết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”.- Tìm đến Binh Tư – một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình-> Lão không muốn cái chết dữ dội của mình ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng => Tấm lòng cao cả của một người nông dân bé nhỏ trong xã hội.=> Tố cáo tội ác của chế độ xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng.=> Lối viết chân thành, mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã góp phần xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng.* Đặc sắc nghệ thuật– Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng phương pháp đối lập- Cách dựng truyện chân thực và sinh động- Ngôn ngữ truyện cô đọng- Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình- Kể theo ngôi thứ nhất tự nhiên, linh hoạt- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.

Xem thêm:

c) Kết bài– Khái quát cuộc đời và phẩm chất của lão Hạc- Cảm nhận của em về nhân vật.

4. Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Lão Hạc

*

Các em vừa tham khảo qua dàn ý phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao mà Đọc tài liệu đã biên soạn. Với dàn ý trên đây các em đã có thể triển khai được cho mình những ý riêng để viết một bài văn hoàn chỉnh. Và nếu muốn bổ sung cho bài viết của mình nội dung được phong phú hơn, các em có hãy tham khảo thêm một số bài văn mẫu phân tích về nhân vật Lão Hạc mà chúng tôi đã sưu tầm dưới đây nhé !

Top 3 bài văn mẫu hay phân tích nhân vật Lão Hạc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *