Giới thiệu: Để hoàn thành tốt các chức năng quản trị đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng quản trị cơ bản ở mức độ nhất định đảm bảo thực hiện tốt những công việc đảm nhận. Trước tiên, nhà quản trị phải có một vốn kiến thức nhất định về lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp, các hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền, công nghệ sản xuất… Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành nhà quản trị tài năng thì cần phải có những kỹ năng quản trị cần thiết.

Đang xem: Phát triển kỹ năng quản trị

*

Nhà quản trị cần phải có rất nhiều kỹ năng để thực hiện các chức năng quản trị

Kỹ năng bao gồm những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong việc thực hiện một công việc nhất định, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Quản trị là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản trị được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Để các công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó.

Kỹ năng chuyên môn (technical skills)

Kỹ năng chuyên môn là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị, bao hàm sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật của lĩnh vực, chức năng của nhà quản trị đang đảm nhận.Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng chuyên môn là quen thuộc nhất bởi vì nó cụ thể nhất.Chúng ta có thể dễ dàng mường tượng những kỹ năng chuyên môn của bác sỹ phẫu thuật, nghệ sỹ dương cầm, nhạc sỹ, nhân viên kế toán, hay giáo viên… Trong thời đại chuyên môn hóa ngày nay, kỹ năng này là kỹ năng được đòi hỏi nhiều nhất. Hầu hết các chương trình đào tạo chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn này vì nó gắn cụ thể với lĩnh vực quản trị và nghề cụ thể của họ.

Xem thêm: Những Stt Hay Về Mùa Xuân – Stt Hay Về Mùa Xuân ❤️ 1001 Status Mùa Xuân Đẹp

Kỹ năng nhân sự (human skills)

Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong doanh nghiệp, dù những người đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang hàng hay cấp trên. Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị có thể điều hành một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà nhà quản trị phụ trách hay lãnh đạo. Nếu kỹ năng chuyên môn trước hết đề cập đến chuyện làm việc với “các sự vật, sự việc” (các quy trình hay các đối tượng vật chất) thì kỹ năng nhân sự trước hết đề cập đến làm việc với con người.Kỹ năng này được thể hiện qua hành vi và cách ứng xử của nhà quản trị trong giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp ngang cấp và cấp dưới. Nhà quản trị có kỹ năng nhân sự phát triển cao là người có đủ nhạy cảm đối với nhu cầu và động cơ của người khác trong doanh nghiệp đến mức anh ta có thể đánh giá những phản ứng có thể và những hậu quả trước những hành động khác nhau mà anh ta có thể làm. Với sự nhạy cảm như vậy nhà quản trị có khả năng và mong muốn hành động theo cách nào đó nhưng luôn tính đến nhận thức và thái độ của những người khác nhằm thực hiện tốt những mục tiêu của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Kỹ năng tư duy (conceptional skills)

Kỹ năng tư duy là khả năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề một cách logic,… Đây là một kỹ năng rất khó và đặc biệt hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức có thể đối phó được. Kỹ năng này là khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể, nó bao gồm việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác ra sao. Vì thế, sự thành công của bất cứ quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của những người đưa ra quyết định và những người biến quyết định thành hành động. Không chỉ có việc phối hợp một cách có hiệu quả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp mà toàn bộ đường hướng và sắc thái doanh nghiệp, toàn bộ tính chất phản ứng của doanh nghiệp và quyết định “bản sắc của doanh nghiệp” đều phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của nhà quản trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *