Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Phương tiện và cách thức giao tiếp là gì?” cùng với kiến thức mở rộng về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Đang xem: Phương tiện giao tiếp là gì

Trả lời câu hỏi: Phương tiện và cách thức giao tiếp là gì?

Phương tiện giao tiếp là phương tiện để con người truyền đi bất cứ một loại thông tin nào đó, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Phương tiện giao tiếp giúp thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp.

Kiến thức mở rộng về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

 1. Phương tiện giao tiếp là gì?

– Phương tiện giao tiếp là phương tiện để con người truyền đi bất cứ một loại thông tin nào đó, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Phương tiện giao tiếp giúp thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp.

– Có 2 loại phương tiện giao tiếp đó là: phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

*

2. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ

Bao gồm lời nói và chữ viết được sử dụng trong giao tiếp thông qua 4 kỹ năng: viết – đọc, nói – nghe

* Lời nói: Tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp: Giao tiếp bằng lời nói là hình thức giao tiếp thông dụng, phổ biến nhất. Qua lời nói, nội dung thông tin được truyền đi tác động trực tiếp, nhanh nhất đến cá nhân đối tác. Lời nói như mũi tên, đã bay đi thì khó lấy lại. Vì thế người xưa vẫn khuyên con người uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.- Lời nói bộc lộ tính cách nên nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng, sự nhận xét, đánh giá giữa những chủ thể với nhau trong giao tiếp.

– Ca dao Việt Nam có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”.

– Việc phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói rất quan trọng để lời nói ra thể hiện đúng nội dung muốn nói.

– Cách thức phát âm: Âm lượng, ngữ điệu, tốc độ phải phù hợp với vai trò, với nội dung, với đối tượng và với bối cảnh giao tiếp. Người ta không thể nói với giọng điệu của một lòi kêu gọi trong một buổi tâm sự chỉ dành cho hai người và ngược lại, người ta không thể thủ thỉ khi lên diễn đàn đọc diễn văn.

* Chữ viết trong giao tiếp: Chữ viết được sử dụng trong giao tiếp qua hình thức thư từ, báo cáo, báo chí…

– Giao tiếp thông qua chữ viết đòi hỏi sự chuẩn xác cao hơn giao tiếp thông qua lời nói vì các chủ thể có nhiều điều kiện để nghiền ngẫm, chọn lọc nội dung, cách diễn đạt sao cho phù hợp, chính xác, hiệu quả.

– Trong giao tiếp thông qua chữ viết, xúc cảm của chủ thể qua hệ thống dấu câu, kiểu chữ…

– Những yêu cầu về lời nói, chữ viết trong giao tiếp:

+ Phải chuẩn xác cả về ngữ âm (phát âm đúng, chữ viết không mắc lỗi chính tả), ngữ nghĩa (dùng từ đúng cả nghĩa gốc lẫn nghĩa văn cảnh), ngữ pháp (đúng về cấu trúc ngôn ngữ trong câu, trong đoạn mạch). Lời nói, chữ viết phải bảo đảm thể hiện được nội dung muốn nói.

Xem thêm:

+ Phải thể hiện đúng vai ữò xã hội của các chủ thể. Cùng một nội dung góp ý nhưng con nói với cha phải khác trò nói với thầy.

+ Phải biết kết hợp linh hoạt, phù hợp nhiều cách nói: nói chỉ rõ, nói gợi (nói triết lý, nói ví, nói đùa, nói mỉa mai…).

– Lời nói và chữ viết giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình truyền thông. Nó là cầu nối giúp các chủ thể hiểu biết nhau, cảm thông nhau, điều chỉnh, thay đổi hành vi lẫn nhau. Mục tiêu cao nhất của các chủ thể là mong muốn thông qua lời nói, chữ viết, họ sẽ hoàn toàn thấu cảm nhau.

3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

– Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.

– Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Ngoài ra, nét mặt còn cho ta biết về cá tính của con người.

– Nụ cười: Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Do đó, trong giao tiếp ta phải biết tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp.

– Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên.

– Các cử chỉ: Gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.

– Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường một các vô thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận.

– Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng người, màu da và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm trang sức.

Xem thêm: Tải Ứng Dụng Nhạc Của Tôi – Ứng Dụng Nct Về Chung Nhà Với Ứng Dụng Nhaccuatui

4. Những hành vi giao tiếp đặc biệt

– Đó là động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay… Những phương tiện này gọi là đặc biệt vì trong những mối quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng. Chẳng hạn, không phải gặp ai ta cũng có thể ôm hôn được; hoặc ở nước ta, người lớn xoa đầu trẻ con chứ không được phép ngược lại.

– Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của hai người đối với nhau: có cái bắt tay thắm thiết, có cái bắt tay lỏng lẻo, có cái bắt tay gọn gàng, có cái bắt tay lúng túng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *