Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018) là cuốn sách hay của Tác giả: John Boyne. Cùng ustone.com.vn review và cảm nhận thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải qua cuốn sách nhé.

Thông tin chi tiết Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)

Thông tin

Chi tiết

Công ty phát hành Nhã Nam
Kích thước

13 x 20.5 cm

Loại bìa Bìa mềm
Số trang 253
Nhà xuất bản

Mô tả Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)

Đang xem: Review phim chú bé mang pyjama sọc

Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)

Rất khó miêu tả câu chuyện về Chú bé mang pyjama sọc này. Thường thì chúng tôi vẫn tiết lộ vài chi tiết về cuốn sách trên bìa, nhưng trong trường hợp này chúng tôi nghĩ làm như vậy sẽ làm hỏng cảm giác đọc của bạn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là bạn nên đọc mà không biết trước nó kể về điều gì.Nếu bạn định bắt đầu đọc cuốn sách thật, bạn sẽ cùng được trải qua một hành trình với một cậu bé chín tuổi tên là Bruno (dù đây không hẳn là sách cho trẻ chín tuổi). Và chẳng sớm thì muộn bạn sẽ cùng Bruno đến một hàng rào. Những hàng rào như vậy vẫn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng không ai trong chúng ta phải vượt qua một hàng rào như vậy trong đời.

Review Phim Hay : The Boy in the Striped Pyjamas – Cậu Bé Trong Bộ Pyjama Sọc

Ý kiến bạn đọc về Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)

Nhận xét 1

Một bức tranh về cuộc chiến đàn áp người Do Thái được vẽ lên dưới cái nhìn của một cậu bé 9 tuổi tên Bruno. Rất nhiều hình ảnh đối lập, tương phản nhau được dựng lên qua cuốn sách này. Và sự tương phản lớn nhất xuyên suốt câu chuyện cũng như trong suốt thời kì lịch sử đó là hình ảnh đối lập giữa bên trong và bên ngoài qua những bức tường rào bằng sắt, bằng dây thép. Sự ngây thơ, trí tò mò và quyết tâm theo đuổi đam mê thám hiểm mãnh liệt của Bruno 9 tuổi khiến độc giả cảm thấy một sự đáng yêu nhưng điều đó lại làm độc giả ám ảnh, ngay tại những trang cuối cùng của cuốn sách. Và, có một tình bạn đẹp giữa hai cậu bé Bruno và Shmuel, hai cậu bé sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày. Một tình bạn tuyệt đẹp mà kết thúc bằng cái nắm tay không rời với câu nói: “Cậu là bạn thân nhất của tớ, Shmuel ạ, bạn thân nhất đời tớ”. Lời văn mộc mạc, giản dị, đơn thuần như một đứa trẻ. Nhưng, cho đến cuối cùng, nỗi ám ảnh.

Nhận xét 2

Lúc đầu mình đã nghĩ quyển sách này chỉ là 1 câu chuyện đáng yêu, thoải mái, dễ chịu cho người đọc bởi thiết kế hình bìa và tên quyển sách. Nhưng, thực sự nó đã khiến mình phải suy nghĩ rất nhiều sau đó. Nó là một câu chuyện buồn và đau thương. Thế nhưng lại không làm mình khóc, mà lại cho mình cảm giác ám ảnh suy nghĩ mãi. Câu chuyện kể về một cậu bé người Đức – Bruno, cuối Thế chiến II, cậu và gia đình vì công việc của cha mà chuyển nhà đến một nơi-kém-xa-nhà-cũ của-cậu. Tại nơi ở mới, cậu bé vất vả cố làm quen với hoàn cảnh dù trong lòng, lúc nào cậu cũng nhớ về ngôi nhà cũ, và những người bạn. Bạn, đó là vấn đề to tát nhất đối với cậu bé lúc này. Bởi vì cậu không sao kiếm được một người bạn ở ngôi nhà mới, lúc nào cậu cũng cô đơn, lủi thủi chơi một mình. Thế rồi cậu cũng có bạn, cho dù đó là một người bạn lúc nào cũng mang pyjama sọc và ở đằng sau hàng rào dây thép gai. Hai cậu bé kết bạn với nhau, nhưng chúng không thể chơi với nhau, bởi vì giữa chúng có nhiều thứ ngăn cản hơn là cái hàng rào dây thép gai và nhiều sự khác biệt hơn là bộ pyjama sọc. Có hề chi, chúng vẫn có thể nói chuyện với nhau, chia sẻ với nhau, điều đó khiến hai cậu bé trở thành bạn thực thụ. Cho đến một ngày, hoàn cảnh thực tại đe dọa lên tình bạn của hai cậu. . . Cho đến một ngày, một sự tình cờ chết người xảy ra. . . Trong phần kết, gia đình của Bruno đã mất vài tháng để tìm Bruno, trước khi người mẹ và Gretel quay về Berlin, và phát hiện rằng Bruno không có ở đó như họ đã nghĩ. Một năm sau, bố Bruno quay lại nơi mà các binh sĩ tìm thấy quần áo của cậu và sau khi kiểm tra chỗ này, ông phát hiện hàng rào không được gắn chặt xuống nền đất và có thể đủ chỗ cho một cậu bé cỡ Bruno lọt qua.

Nhận xét 3

Những gì tiểu thuyết nên làm là giới thiệu đến với tâm trí của những người mà bình thường ta không dễ gì gặp được. Đây là câu chuyện như thế, vương vấn khôn nguôi sau khi gấp lại trang sách. Một câu chuyện thiếu nhi nhưng không tô vẽ một màu hồng như thường lệ. Tuy nhưng, một cuốn tiểu thuyết viết về lịch sử có nên tôn trọng lịch sử hay không? Thì tôi đồ rằng đáp án: Hẳn là có. Nhất là với Holocaust, nó là một phần tối tăm trong lịch sử loài người. Có thể John Boyne đã hoàn toàn phóng tác “Chú bé mang Pyjama sọc” vì ông chỉ hoàn thành nó trong vòng hai ngày. Không biết vô tình hay cố ý mà có rất nhiều chi tiết không hợp lý và quá mơ mộng. Như một người chưa hiểu về Holocaust một cách chính xác nhất. Đầu tiên, Bruno là một cậu bé chín tuổi. Vâng chín tuổi chứ không phải sáu tuổi. Cậu ta có ước mơ là một nhà khám phá. Cậu là một đứa trẻ mơ mộng, ngây ngô và giản đơn. Cậu vẫn hay thường gọi Auschwitz là Out-With. Hay thậm chí cậu còn không biết Quốc Trưởng của cậu là ai và phát âm sai từ đó. Điều đó với con trai của một cán bộ cấp cao lực lượng SS thật là vô nghĩa. Khi chương trình Lebenborn do thống chế Himmler khởi xướng để đào tạo ra một lớp trẻ lí tưởng tưởng phụng sự cho cái gọi là “ Sự phục hưng nước Đức” ( Chương trình được nói trong cuốn Max Bi kịch của chủng tộc thượng đẳng. Thứ hai, Một sự thật đáng buồn là tình bạn của hai cậu bé bên hàng rào gây kẽm gai đã được điện hoá có thể diễn ra hàng ngày suốt một năm trời. Nơi mà không thấy những tháp canh hay lính bắn tỉa canh gác 24/24. Bất kể một hành động nào tiến đến hàng rào đó đều phải trả giá rất đắt. Một cậu bé chín tuổi, ốm yếu gầy còm hầu như không thể lao động nặng. Một cậu bé như thế chỉ có thể đi bộ trong Out-With có một lần. Lần đó là từ xe lửa đến trại hành quyết.

Nhận xét 4

Đầu tiên khi mình nhìn cuốn sách này, mình đã nghĩ nó chỉ là 1 câu chuyện đáng yêu, thoải mái, dễ chịu cho người đọc bởi thiết kế hình bìa và tên quyển sách. Nhưng, thực sự nó đã khiến mình phải suy nghĩ rất nhiều sau đó. Nó là một câu chuyện buồn và đau thương. Thế nhưng lại không làm mình khóc, mà lại cho mình cảm giác ám ảnh suy nghĩ mãi. Câu chuyện kể về một cậu bé người Đức – Bruno, cuối Thế chiến II, cậu và gia đình vì công việc của cha mà chuyển nhà đến một nơi-kém-xa-nhà-cũ của-cậu. Tại nơi ở mới, cậu bé vất vả cố làm quen với hoàn cảnh dù trong lòng, lúc nào cậu cũng nhớ về ngôi nhà cũ, và những người bạn. Bạn, đó là vấn đề to tát nhất đối với cậu bé lúc này. Bởi vì cậu không sao kiếm được một người bạn ở ngôi nhà mới, lúc nào cậu cũng cô đơn, lủi thủi chơi một mình. Thế rồi cậu cũng có bạn, cho dù đó là một người bạn lúc nào cũng mang pyjama sọc và ở đằng sau hàng rào dây thép gai. Hai cậu bé kết bạn với nhau, nhưng chúng không thể chơi với nhau, bởi vì giữa chúng có nhiều thứ ngăn cản hơn là cái hàng rào dây thép gai và nhiều sự khác biệt hơn là bộ pyjama sọc. Có hề chi, chúng vẫn có thể nói chuyện với nhau, chia sẻ với nhau, điều đó khiến hai cậu bé trở thành bạn thực thụ. Cho đến một ngày, hoàn cảnh thực tại đe dọa lên tình bạn của hai cậu. . . Cho đến một ngày, một sự tình cờ chết người xảy ra. . . Trong phần kết, gia đình của Bruno đã mất vài tháng để tìm Bruno, trước khi người mẹ và Gretel quay về Berlin, và phát hiện rằng Bruno không có ở đó như họ đã nghĩ. Một năm sau, bố Bruno quay lại nơi mà các binh sĩ tìm thấy quần áo của cậu và sau khi kiểm tra chỗ này, ông phát hiện hàng rào không được gắn chặt xuống nền đất và có thể đủ chỗ cho một cậu bé cỡ Bruno lọt qua. Với thông tin này, ông biết được rằng chính họ đã xông hơi ngạt Bruno đến chết. Vài tháng sau, Hồng Quân giải phóng trại tập trung và yêu cầu bố Bruno đi với họ. Ông đi mà không phàn nàn một lời, vì “ông không quan tâm rằng họ sẽ làm gì ông nữa”, tin rằng nỗi mất mát đứa con mình chính là một quả báo.

Nhận xét 5

“Chú Bé Mang Pyjama Sọc” là một tác phẩm phản chiến đau thương không chỉ dành cho trẻ thơ, dẫu trong toàn bộ tác phẩm hay đề cập trực tiếp đến chiến tranh. Tình bạn không bình thường giữa cậu bé Bruno – con trai của sĩ quan Đức Quốc xã và Schmuel – cậu bé con trai người sửa đồng hồ người Do Thái. Tình bạn của họ bắt đầu đơn giản, thuần khiết bên hàng rào dây kẽm gai, khi Schmuel đang phải lao động khổ sai. Sự trong sáng, ngây thơ giữa hai tâm hồn trẻ con ấy đã xóa tan tất cả hàng rào ngăn cách giữa họ, và tôi cũng mong mỏi trong tuyệt vọng một cái kết tươi đẹp cho đôi bạn ấy. Cái kết cục đầy bi thương đến, bất chấp mọi hi vọng của tôi “Khoảnh khắc nắp hầm bị đóng lại, Bruno cảm nhận được sự đau thương đến tuyệt vọng”. Và chính tôi cũng cảm thấy sự bi thương và vô nghĩa đến cùng cực của chiến tranh. Gía như chúng ta có thể giữ được sự hồn nhiên, tình yêu thuần khiết mãi mãi như những đứa trẻ thơ. Thì thế giới đâu có nhiều bi thương đến thế.

Nhận xét 6

Một cuốn sách nói về chiến tranh nhưng không đề cập đến đau đớn hay bạo lực, câu chuyện được kể dưới góc nhìn của Bruno, một cậu bé chín tuổi, hồn nhiên, ngây thơ, không biết chiến tranh là gì. Khi đang đi khám phá bên ngoài căn nhà mới, cậu gặp được một cậu bé tầm tuổi bình, tên là Shmuel, hai cậu bé nhanh chóng trở thành bạn thân, ngày nào cũng gặp nhau, nhưng bị chia cách bởi một hàng rào thép gai. Nhìn tên của cuốn sách và bìa sách thì tưởng đây là một cuốn sách dành cho trẻ em, nhưng đến cả người lớn đọc xong cuốn sách này cũng bị ám ảnh. Cái kết thật quá nghiệt ngã, quá đau lòng cho hai đứa trẻ.

Xem thêm:

Xem thêm: Tải Nhạc Chuông Điện Thoại Hài Hước Hay Nhất, Tải Nhạc Chuông Nhạc Hài Hước

Sách chỉ hơn 200 trang, có thể đọc hết trong một lần đọc. Bìa sách rất ý nghĩa, tóm gọn được nội dung chính của truyện, bản dịch khá mượt, hình như không có lỗi chính tả. Một cuốn sách rất đáng đọc để hiểu thêm về sự nghiệt ngã và tàn khốc của chiến tranh.

Nhận xét 7

Lần đầu tiên mình nghe đến cái tên trại tập trung Auschwitz là khi mình đọc tác phẩm Đi tìm lẽ sống của Viktor E. Frankl – một cựu tù nhân đã trực tiếp trải qua những ngày tháng kinh hoàng. Còn trong câu chuyện này, Auschwitz lại được hiện lên từ góc nhìn của Bruno – một cậu bé mới lên 9 tuổi. Cha cậu là một sĩ quan dưới thời Đức Quốc Xã, được chính Adolf Hitler cử đến quản lý Auschwitz, và ông đã mang cả gia đình mình từ Berlin đi cùng.

Câu chuyện không có gì phức tạp, vì nó chỉ là những quan sát và suy nghĩ của một đứa trẻ. Một đứa trẻ không biết gì về cái thời đại điên rồ mà nó đang sống, về những tội ác mà dân tộc nó, thậm chí là chính người cha của nó, đã và đang gây ra cho những dân tộc khác. Những gì khủng khiếp, ám ảnh xảy ra ở trại tập trung này, qua con mắt hồn nhiên của Bruno, lại trở nên quá đỗi đơn giản.

Hình ảnh biểu tượng nhất có lẽ là hình ảnh những người tù mà Bruno có thể nhìn thấy từ cửa sổ phòng mình. Đối với cậu, đó chỉ là “những cậu bé, thanh niên, những người cha, người ông, người chú, những người sống một mình giữa mọi người mà dường như chẳng có người thân thích nào cả”, và đặc biệt tất cả “đều mặc cùng một kiểu quần áo hệt như nhau: một bộ pyjama sọc xám với một chiếc mũ sọc xám trên đầu”. Trong câu chuyện, người đọc sẽ bắt gặp rất nhiều những hình ảnh ẩn dụ như thế, và đó chính là điều khiến chúng ta thấy nhức nhối và đau lòng.

Nhưng giữa chốn tàn ác chết chóc ấy, một tình bạn đẹp đẽ đã nảy nở. Bruno đã gặp Shmuel – một cậu bé tù nhân người Ba Lan cùng ngày tháng năm sinh với cậu, chỉ có điều chúng mang hai số phận trái ngược nhau, và bị ngăn cách với nhau bởi một hàng rào dây thép gai lạnh ngắt.

Nhận xét 8

Tôi đọc quyển sách vào năm lớp mười, là quyển sách của một người bạn. Vì nó cũ sờn và chả ai quan tâm, nên tôi cũng không kì vọng gì nhiều về nó. Nhưng tác giả đã hoàn toàn đập tan sự hời hợt ấy của tôi.

Một câu chuyện ngỡ như bình thường lại trở nên bất thường. Tôi vẫn nhớ mãi cái hình ảnh hàng rào to lớn bao vây lấy thế giới của hai đứa trẻ, cái cách chúng nó đến phút cuối cùng chọn nắm lấy tay nhau và biến mất sau khung cửa sắt ấy. Chưa một quyển sách nào ám ảnh tôi như thế, có lẽ là vì Chú bé mang pyjama sọc này được viết dưới góc nhìn của một đứa trẻ con, gián tiếp tố cáo từng thủ đoạn độc ác của Đức quốc xã thời bấy giờ. Đừng để cái bìa trông có vẻ sơ sài kia đánh lừa bạn. Tôi sẽ mua thêm một quyển nữa vì quyển kia đã trả cho bạn rồi.

Nhận xét 9

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức quốc xã đưa người Do Thái đến các trại hủy diệt bằng những chuyến tàu chở hàng. Tại đây, người Do Thái bị bắt làm lao động nô lệ, bị mang ra làm thí nghiệm, bị đối xử như súc vật và kết thúc cuộc đời trong buồng khí ngạt. Tổng cộng có 6 triệu người Do Thái đã bị Đức quốc xã sát hại.

Vậy “Chú bé mang pyjama sọc” liên quan gì?

Lúc đầu mình tưởng đây là sách thiếu nhi. Mình đã định bỏ qua vì không có hứng. Hóa ra không phải. Tác giả thông qua góc nhìn trẻ con để khéo léo nói về chiến tranh, nhưng yên tâm là không máu me, không súng đạn, không tang thương.

Cậu bé Bruno đang sống sung túc, yên ổn ở thành phố Berlin, trong căn nhà năm tầng xinh đẹp có người hầu kẻ hạ, thì đột nhiên phải rời đi. Bố cậu chuyển công tác nên đưa cả nhà theo.

Chỗ ở mới làm Bruno phát ngán. Cậu nhớ bạn bè, nhớ ông bà, nhớ nhà cũ, nhớ những góc phố quen. Chỉ có một điều thu hút Bruno: Từ cửa sổ phòng cậu nhìn ra, sau hàng rào thép gai là những người mặc pyjama màu sọc xám, có cả trẻ con. Bruno tò mò không biết họ là ai, cuộc sống bên kia hàng rào như thế nào, tại sao tất cả đều mặc pyjama? Cậu muốn làm một cuộc thám hiểm. . .

Vì được viết dưới đôi mắt trẻ thơ nên giọng văn trong sáng, nhẹ nhàng, nhưng đoạn cuối khiến mình lặng đi. Chiến tranh luôn đau thương.

Sách đã được chuyển thể thành phim, mình coi rồi mà thấy không hay, được cái diễn viên đẹp chứ sách hay hơn nhiều.

Nhận xét 10

 3 tuần rồi mà không có một dòng chữ nào trong một cuốn sách chảy qua đầu tôi.

2 tuần rồi tôi chẳng có nổi nửa tiếng đồng hồ để trông dòng chữ mảnh khảnh, góc cạnh, xiên xiên bôi đầy trang giấy.

1 tuần rồi tôi không được cầm lon bia lạnh, ngồi nơi lộng gió, thảnh thơi gặm nhấm khoảnh khắc của mảnh đầu óc gọn gàng, sạch sẽ, tinh tươm.

Mấy tuần nay tôi nhớ nhớ quên quên, thường bỏ dở câu nói khi mới buột ra phân nửa, luôn chỉ nghe được những mảnh ghép rời rạc đứt đoạn trong câu chuyện của người xung quanh, và da tôi cũng thôi nhạy bén với sự luân chuyển của gió mây, thời tiết. Thay vào đó, nó cứ hầm hập nóng một cách lạ thường, cùng với nhịp đập dập dồn phía bên ngực trái, như thể tôi vừa nốc liền tù tì đôi lon đầy ự redbull.

Nghĩa là tôi đang bị cuốn trôi vào dòng đời mà tôi vốn mong chỉ chạy song song với nó.

Nghĩa là có vẻ như tôi đang dần bị bắn văng xa dần khỏi chính ở nơi tôi tin rằng tôi là chính bản thân mình.

Có nghĩa là tôi phải nắm lấy một sợi dây làm từ những dòng chữ mang nhịp điệu mượt mà, những cụm từ vang lên ngập tràn là âm hưởng, những xúc cảm dựng lên từ mấy câu chuyện gói gọn trong những trang sách khổ a5, kết nối với nơi tôi cho rằng phần người mình muốn là trong cuộc đời ngắn ngủi.

Đọc sách có vẻ không phải là sở thích của tôi, đó là thứ phao cứu sinh khiến tôi thoát khỏi những vòng xoáy của cuộc sống, để tôi vẫn giữ được phần hồn của mình, để vẫn là sự khác biệt với thế giới nhạt nhẽo ngoài kia.

Nhận xét 11

Những câu chuyện về chiến tranh luôn mang đến sự tò mò cùng một nỗi ám ảnh day dứt. Chiến tranh thế giới thứ 2 qua đi nhưng những mẩu chuyện và những tác phẩm văn chương về nó thì luôn làm bạn đọc phải suy ngẫm trăn trở.

Câu chuyện về chú bé mặc bộ quần áo pijama của John Boyne kể về một cậu bé người Đức tên là Bruno, có một gia đình hạnh phúc, cuộc sống đầy đủ và bình yên. Thế nhưng một ngày nọ, cha cậu nhận chức và cả gia đình chuyển tới một căn nhà gần nơi làm việc của cha cậu để tiện cho ông, Bruno cùng chị gái cũng không tới trường nữa mà học gia sư tại nhà. Tại đây, những bi kịch bắt đầu với gia đình của cậu. Khi mới chuyển tới nơi, Bruno bị cấm không được tới khu vực bên kia hàng rào của ngôi nhà cậu đang ở. Với trí tò mò và ham chơi của một đứa trẻ, Bruno đã tiến hành cuộc “thám hiểm” khám phá vùng đất lạ và đã gặp được Shmuel – mặc pijama sọc và ngày nào cũng mặc nó. Một tình bạn đẹp giữa Bruno và Shmuel đã diễn ra qua những câu chuyện tâm sự qua lại bị ngăn cách bởi một hàng rào thép gai kiên cố. Bruno giấu cha mẹ, mang đồ chơi và đồ ăn cho người bạn thân Shmuel của mình, cùng chuyện trò tán gẫu với nhau, trước khi Shmuel chạy mất tăm vào những lán trại xập xệ. Cuối cùng thì, trước khi Bruno và gia đình quyết định chuyển đi, cậu đã giữ đúng lời hứa với bạn mình: vào trong trại để đi tìm bố cùng Shmuel, để lại quần áo bên kia hàng rào – thứ duy nhất mà gia đình cậu tìm thấy sau khi cậu “biến mất” vào phía bên kia hàng rào của trại tập trung, và không bao giờ quay trở về nữa.

Cuốn sách tuy không dài, nhưng thực sự đã tạo nên một sự ám ảnh. Về sự ngây thơ, lương thiện, tốt bụng của những đứa trẻ, về sự vô tình, tàn ác của chiến tranh, của những trại tập trung dưới thời Đức quốc xã đã cướp đi mạng sống của biết bao người vô tội. Cuối cùng thì, khi được đích thân cảm nhận nỗi đau mất con bởi những việc làm của trại tập trung do chính mình phụ trách ấy, người cha của Bruno – một viên sĩ quan Đức – đã thực sự hối hận về bản thân, ông bị bắt nhưng ông “mừng”, mừng vì có lẽ đã được giải thoát khỏi công việc mà tổ quốc giao, một việc không bao giờ có thể chối bỏ, mừng vì cuối cùng sẽ không ai vì ông mà phải chết, phải chịu nỗi đau mất con như vậy nữa.

Nhận xét 12

Đầu tiên khi mình nhìn cuốn sách này, mình đã nghĩ nó chỉ là 1 câu chuyện đáng yêu, thoải mái, dễ chịu cho người đọc bởi thiết kế hình bìa và tên quyển sách. Nhưng, thực sự nó đã khiến mình phải suy nghĩ rất nhiều sau đó. Nó là một câu chuyện buồn và đau thương. Thế nhưng lại không làm mình khóc, mà lại cho mình cảm giác ám ảnh suy nghĩ mãi.

Câu chuyện kể về một cậu bé người Đức – Bruno, cuối Thế chiến II, cậu và gia đình vì công việc của cha mà chuyển nhà đến một nơi-kém-xa-nhà-cũ của-cậu. Tại nơi ở mới, cậu bé vất vả cố làm quen với hoàn cảnh dù trong lòng, lúc nào cậu cũng nhớ về ngôi nhà cũ, và những người bạn.

Bạn, đó là vấn đề to tát nhất đối với cậu bé lúc này. Bởi vì cậu không sao kiếm được một người bạn ở ngôi nhà mới, lúc nào cậu cũng cô đơn, lủi thủi chơi một mình.

Thế rồi cậu cũng có bạn, cho dù đó là một người bạn lúc nào cũng mang pyjama sọc và ở đằng sau hàng rào dây thép gai. Hai cậu bé kết bạn với nhau, nhưng chúng không thể chơi với nhau, bởi vì giữa chúng có nhiều thứ ngăn cản hơn là cáihàng rào dây thép gai và nhiều sự khác biệt hơn là bộ pyjama sọc. Có hề chi, chúng vẫn có thể nói chuyện với nhau, chia sẻ với nhau, điều đó khiến hai cậu bé trở thành bạn thực thụ. Cho đến một ngày, hoàn cảnh thực tại đe dọa lên tình bạn của hai cậu. . . Cho đến một ngày, một sự tình cờ chết người xảy ra. . . Trong phần kết, gia đình của Bruno đã mất vài tháng để tìm Bruno, trước khi người mẹ và Gretel quay về Berlin, và phát hiện rằng Bruno không có ở đó như họ đã nghĩ. Một năm sau, bố Bruno quay lại nơi mà các binh sĩ tìm thấy quần áo của cậu và sau khi kiểm tra chỗ này, ông phát hiện hàng rào không được gắn chặt xuống nền đất và có thể đủ chỗ cho một cậu bé cỡ Bruno lọt qua. Với thông tin này, ông biết được rằng chính họ đã xông hơi ngạt Bruno đến chết. Vài tháng sau, Hồng Quân giải phóng trại tập trung và yêu cầu bố Bruno đi với họ. Ông đi mà không phàn nàn một lời, vì “ông không quan tâm rằng họ sẽ làm gì ông nữa”, tin rằng nỗi mất mát đứa con mình chính là một quả báo.

Một số hình ảnh về Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)

*

Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)-0

*

Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)-1

*

Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018)-2

Trong bài viết này ustone.com.vn đã chia sẻ cho bạn review của cuốn sách Chú Bé Mang Pyjama Sọc (Tái Bản 2018) của Tác giả: John Boyne. Hãy ghé thăm website của chúng mình nhiều hơn để xem những nội dung thú vị khác. Với bất kỳ câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc bạn các đọc sách vui vẻ mà tìm được điều ý nghĩa qua những cuốn sách. Đọc sách làm ta nhiều kiến thức và thấy cuộc sống nhiều màu sắc hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *