Thuốc đờm được sử dụng trong trường hợp ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi có kèm đờm. Yếu tố này gây ra sự phiền toái không hề nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh an toàn nhất!

*

Hướng dẫn cách dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Đờm và nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh

Không đóng “vai ác” như nhiều mẹ vẫn nghĩ, đờm là chất dịch được hệ hô hấp tiết ra để bảo vệ cơ quan này. Đờm giúp làm ẩm đường hô hấp, “giăng lưới” bắt các tác nhân xâm hại cơ thể rồi loại bỏ chúng ra ngoài. Vì vậy, về bản chất, đờm là thành phần có lợi cho hệ hô hấp và miễn dịch của con người.

Đang xem: Thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, lượng đờm tiết ra mất cân bằng với khả năng loại bỏ của cơ thể. Do đó, chúng gây khá nhiều phiền toái tới sức khỏe, ăn uống và giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

*

Đờm gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hô hấp ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh, nhưng phổ biến nhất là do:

Dị ứng: Trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, lông vật nuôi, phấn hoa,… sẽ có nguy cơ bị dị ứng.Nhiễm trùng: Viêm họng, viêm xoang,… là những bệnh lý nhiễm trùng gây ra sự tăng tiết đờmVirus: Trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, ho gà, sởi,… cũng có thể gây hiện tượng đờm xuất tiết nhiều gây khó chịu cho trẻViêm phế quản mãn tính: Bên cạnh triệu chứng viêm, trẻ bị viêm phế quản mãn tính sẽ gây tích tụ đờm nhớt nhiều trong họng gây khó thở cho trẻViêm phổi: Bệnh lý này gây ứ đọng đờm trong phổi khiến trẻ bị khó thở, ho dai dẳng,…

Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Thông thường, khi trẻ bị đờm nhiều trong họng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc tiêu đờm. Tuy nhiên, đây là đối tượng nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh. Phụ huynh cần thận trọng khi cho bé điều trị bằng các loại thuốc này.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm uống thuốc gì?

Nhóm thuốc Acetylcystein (Trẻ sơ sinh và người lớn)

Chỉ định: Trẻ bị tăng tiết đờm nhiều do viêm phế quản cấp và mãn tính.

Dạng bào chế:

Đường uống: Gói thuốc bột 200g và 100g, viên nén 200mgDạng tiêm: Pha dịch truyền 200mg/mLDạng thuốc hít, thuốc nhỏ

*

Nhóm thuốc Acetylcystein tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Liều dùng:

Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi: Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 50mgTrẻ từ 2 – 7 tuổi: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 200mg

Tác dụng phụ: Ù tai, buồn ngủ, chảy nước mũi, nôn

Nhóm thuốc Bromhexin (Trẻ từ 2 – 6 tuổi)

Chỉ định: Thuốc được khuyến cáo cho trẻ bị ho đờm

Dạng bào chế:

Siro 4mg/5mlViên nén 8mg

Liều dùng:

Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4mg

Tác dụng phụ: Nhức đầu, nôn, buồn nôn, đau bụng, khô miệng.

Xem thêm:

Nhóm thuốc Carbocistein (Trẻ dưới 5 tuổi)

Chỉ định: Phù hợp với trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính như viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm xoang.

Dạng bào chế:

Viên nang 357mgSiro, thuốc uống: 125mg/5ml

Liều dùng: 

Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Dùng 4 lần/ngày, mỗi lần từ 62.5 – 125mg.

Tác dụng phụ: Mẩn ngứa, chóng mặt, khó nuốt,…

Tác dụng của thuốc trị ho đờm cho trẻ sơ sinh

Thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh sở hữu tác dụng như sau:

Phá vỡ cấu trúc liên kết đờm, khiến chất dịch trở lên lỏng lẻo dễ đào thải ra ngoàiLàm sạch đường hô hấp, long đờm tiết ra từ phế quảnHỗ trợ cải thiện tình trạng ho, khò khè, đau họng, rát họng

Có nên sử dụng thuốc tiêu đờm không?

Không thể phủ nhận những tác dụng của nhóm thuốc tiêu đờm mang đến cho trẻ. Tuy vậy, phụ huynh cũng không nên cho trẻ dùng tùy tiện mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn mới có thể dùng, vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Xem thêm:

*

Trẻ cần được khám trước khi dùng thuốc điều trị

Trong trường hợp, trẻ bị đờm sử dụng các loại thuốc này sau 5 – 7 ngày vẫn không thuyên giảm. Phụ huynh nên ngừng cho trẻ sử dụng. Đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ

Để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ, khi dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Chống chỉ định với trẻ bị mắc bệnh dạ dàyThận trọng với đối tượng có tiền sử hen vì thuốc có thể gây khó thở, co thắt phế quảnKhi cho trẻ dùng thuốc tiêu đờm, bố mẹ cần có giải pháp để hỗ trợ trẻ “tống xuất” đờm ra ngoài. Bởi nếu đờm đã được làm loãng, nhưng chưa được xử lý chúng sẽ vẫn cứ gây ứ đọng khiến bệnh càng thêm nặng. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể thực hiện phương pháp hút đờm hoặc vỗ long rung đờm để loại bỏ đờm nhớt cho trẻKhông sử dụng đồng thời thuốc tiêu đờm cho trẻ với các loại thuốc chống hoặcLiệu trình dùng tối đa không quá 10 ngày

Trên đây là hướng dẫn cách dùng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh. Với thông tin chia sẻ này, mong rằng phụ huynh sẽ chăm sóc trẻ thật tốt mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *