Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế

Hướng dẫn cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế GTGT, TNCN, TNDN như: Phạt chậm nộp Tờ khai thuế, phạt chậm nộp tiền thuế … Cách hạch toán truy thu thuế sau quyết toán thanh tra thuế, tiền phạt vi phạm luật thuế, vi phạm hành chính …

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN, có những giai đoạn có phát sinh tiền thuế phải đóng nhưng doanh nghiệp chưa đóng, dẫn đến việc cơ quan thuế ra quyết định phạt. Đại lý thuế Hưng Phúc sẽ hướng dẫn cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế.

Đang xem: Tiền chậm nộp thuế hạch toán vào đâu

Cần phần biệt:– Tiền Thuế truy thu (VD: Truy thu thuế GTGT, Truy thu thuế TNDN)– Tiền phạt chậm nộp.=> Là 2 khoản khác nhau và hạch toán khác nhau nhé.

Mục Lục

4. Một số lưu ý khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế

1. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

– Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:Nợ TK 811 – Chi phí khácCó TK 3339 – Phí, lệ phí và các koản phải nộp khác

Khi nộp tiền phạt:Nợ TK 3339,Có các TK 111, 112,. . .

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhCó TK 811 – Chi phí khác.

*

2. Cách hạch toán tiền thuế Truy thu thêm

Phản ánh Thuế TNDN phải nộp, ghi:Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hànhCó TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệpCó các TK 111, 112

Phản ánh Thuế GTGT phải nộp bổ sung, ghi:Nợ TK 811 – Chi phí khácCó TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanhCó TK 811 – Chi phí khác.

Xem thêm: Cách Vẽ Đường Nét Đứt Trong Photoshop Cs6, Cách Vẽ Đường Thẳng Nét Đứt Trong Photoshop Cs6

Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộpCó các TK 111, 112

3. Hướng dẫn hạch toán tiền thuế bị truy thu sau quyết toán

Theo Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế.

– Sau khi quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:

a. Cách hạch toán tiền thuế GTGT bị truy thu:Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

b. Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu:Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.

c. Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu:– Nếu khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:Nợ TK 334- Phải trả người lao độngCó TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

– Nếu do công ty phải trả:Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.

4. Một số lưu ý khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế, truy thu thuế

Khoản tiền phạt thuế, truy thu thuế có được tính vào chi phí doanh nghiệp?

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
-> Như vậy: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế, vi phạm hành chính … sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN (Cuối năm khi tính thuế TNDN thì phải loại ra).

Xem thêm:

Trường hợp Công ty bị truy thu thuế GTGT, thuế TNDN thì công ty có cần phải nộp lại tờ khai không?

Các trường hợp điều chỉnh đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước

Nếu các bạn còn thắc mắc vấn đề gì hãy để lại comment nhé. Đội ngũ Hưng Phúc sẽ tư vấn hỗ trợ các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *