Total War: Three Kingdoms là một tựa game khá phức tạp, nên các mẹo nhỏ để làm game trở nên dễ thở hơn không bao giờ là thừa cả.

Đang xem: Total war three kingdoms hướng dẫn

*

Với khối lượng thông tin và nhiều thay đổi mới,Total War: Three Kingdoms có lối chơi khá là khổng lồ nếu so sánh với những tựa game trong seri đi trước, vì thế nên một vài mẹo nhỏ để giúp các bạn làm quen với game nhanh hơn không bao giờ là thừa.

*

Tướng hay Hero là đơn vị quan trọng nhất trong Total War: Three Kingdoms, có sức mạnh rất lớn đủ để một mình quyết định thắng bại của một trận chiến.

Kết hợp nhiều loại tướng với nhau

Như Mọt Game đã nói ở bài viết cơ bản về tướng, thì trong Total War: Three Kingdoms mỗi loại tướng sẽ có những chỉ số phụ trợ tương ứng với lính mà mình chỉ huy, thí dụ như Champion là giáo, Vanguard là kị binh… Chính vì điểm này mà bạn không bao giờ nên chỉ tập trung dẫn quân với một lượng tướng bó hẹp (toàn Champion hay Sentinel), ngay cả trong khởi đầu game cũng đã gợi ý bằng việc sắp xếp nhân vật, công thức thường thấy là có 1 Commander, 1 Champion và 1 Vanguard.

*

Kể cả bạn có chuyển sang chế độ Romance và tướng mạnh tới đâu, thì cũng không chuyện một mình Quan Vũ hay kể cả là Lữ Bố có thể càn hết tất cả kẻ địch được, do đó bắt buộc phải có lính đi theo. Cho tướng chỉ huy đúng loại lính không những khiến đội quân đó mạnh hơn, mà còn bớt cả tiền trả lương, rất nhiều thứ lợi chỉ với vài thao tác nhanh gọn.

Đừng khai chiến với kẻ địch nếu không chiếm được thành chủ

Có một điểm mới trong Total War: Three Kingdoms là giờ đây mỗi lãnh địa sẽ có một thành chủ lớn, sau đó là các điểm nhỏ phụ thuộc để xây công trình,bạn phải chiếm được cái thành chủ đó thì các điểm phụ thuộc mới phát triển toàn diện được. Điểm rất thường gặp trong game là một phần lãnh địa bị nhiều phe xâu xé, bên A chiếm được các điểm lẻ còn bên B vẫn nắm được thành chủ, do đó việc sở hữu cả một vùng đất lớn đôi khi rất phiền phức.

*

Giả dụ bạn đang khai chiến với bên A, nhưng thành chủ trong lãnh địa đó lại nằm dưới quyền quản lý của một phe khác trung lập hoặc kết minh với bạn, thì coi như nỗ lực chiến đấu nãy giờ khá là vô nghĩa. Không có thành chủ đồng nghĩa không thể xây dựng công trình xịn hơn, không thể cho tướng vào quản lý vùng đất đó… rất nhiều thứ phiền phức lặt vặt. Do đó trước khi định chiếm một lãnh địa nào đó, hãy chắc rằng mình có thể đánh hạ cái thành chủ của nó, đừng để mất thời gian chuyển quân qua lại mà chẳng được gì.

Đừng có để tướng ngồi không

Việc tướng lĩnhcần đượclên cấp thì không phải cái gì xa lạ lắm trong Total War: Three Kingdoms, có 2 con đường chính cho việc này một là ra đánh trận và ngồi quản lý thành phố. Khi lên cấp tướng không những lên chỉ số mà còn học thêm cơ số kỹ năng bá đạo, sự khác biệt là vô cùng lớn nên trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên để tướng ngồi không. Một điều nữa là nếu không được giao nhiệm vụ gì, thì chỉ số hài lòng của vị tướng đó sẽ ngày càng thấp và đếnmột lúc nào đó sẽ tạo phản lại bạn.

*

Chính vì lý do này mà bạn không nên mua quá nhiều tướng rồi để không, vừa tốn tiền trả lương mà lại chẳng được tích sự gì và cũng như đã nói ở trên, bạn nên chiếm thành chủ trước để tướng có chỗ mà quản lý. Trừ các thể loại Legendary cực xịn là các anh hùng Tam Quốc, thì những tướng dạng NPC vô danh có đầy ngoài đường lúc nào mua cũng được, không cần phải cố gắng lấp vị trí bằng bọntướng nhỏ yếunày làm gì.

Xem thêm: Top 20 Nhạc Đầu Phim Bao Thanh Thiên Mp3 Hay Nhất 2022, Top 8 Nhạc Phim Bao Thanh Thiên Tiếng Anh

Xa thân gần đánh

Đây là chiến lược yêu thích khi chơi Total War: Three Kingdoms, tức là thằng nào ở xa thì kết đồng minh và đánh hết đám ở gần. Lý do rất đơn giản, vì kiểu gì muốn mở rộng lãnh thổ bạn cũng phải xử lý hết các lãnh địa xung quanh, nếu đặt các hòa ước không xâm phạm lẫn nhau thì sẽ rất khó khăn xử lý (phá vỡ hòa ước trong Total War: Three Kingdoms mang lại các hậu quả về danh tiếng rất nặng).

*

Kết minh với các đối tượng ở xa còn có cái lợi là bạn có thể nhờ đồng minh của đâm lén đối thủ, cũng như ép những lãnh chúa khác có thực lực tương đương không dám làm ẩu, vì như thế sẽ là khai chiến với cả 2 bên cùng lúc. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là vừa vào một phát là bạn khai chiến với tất cả lãnh chúa ở gần mình, cứ giữ thái độ trung lập và tỉa từng đứa một, dù sao Total War: Three Kingdoms là game kéo dài mà.

Chọn chế độ di chuyển cho quân lính trên bản đồ

Mẹo nhỏ này ít người để ý, đó là bạn có thể chọn cách hành quân cho lính của mình trên bản đồ tùy thuộc địa hình, có 4 chế độ hành quân như sau:

– Normal: Là chế độ mặc định, bạn di chuyển với tốc độ bình thường, có thể tấn công kẻ địch và không bị ảnh hưởng bởi thứ gì khác.

– Encamp: Dựng trại, lính của bạn sẽ dựng một trại dã chiến ngay tại chỗ, cho phép hồi lính nhanh hơn (chỉ trong lãnh địa đang quản lý). Nhưng ở chế độ này bạn sẽ không thể tấn công kẻ địch, cũng như mất 50% điểm di chuyển tối đa để dựng trại.

*

– Ambush: Ngắn gọn là lính của bạn sẽ đứng yên tại chỗ và vào chế độ ẩn mình, kẻ thù sẽ không thể phát hiện ra vị trí của bạn trên bản đồ. Khi đang Ambush thì khôngthểdi chuyển được, cũng như nếu kẻ địch tới sát bên thì chúng vẫn có thể phát hiện ra.

– March: Đây là chế độ hành quân nhanh, khi chuyển sang March thì tốc độ di chuyển của đội quân đó sẽ tăng 50%, nhưng bù lại là không thể hồi lính, không thể tấn công địch thủ và nếu vào trận thì lính của bạn sẽ ở trạng thái mệt mỏi (Tired). March chủ yếu dùng để chuyển lính trong phạm vi lãnh địa đang quản lý, chứ không nên dùng để tấn công.

Thông thường thì chúng ta sẽ chọn chế độ Normal, nhưng nếu bạn đã chiếm được một lãnh địa mới và cần chuyển lính quay trở về gấp thì hãy chọn March. Chuyển qua lại giữa những chế độ hành quân này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình chơi Total War: Three Kingdoms, hãy lạm dụng nó nhiều vào.

Xem thêm: Tìm Kiếm Truyện Đam Mỹ Công Hành Hạ Thụ, Tổng Hợp Truyện Đam Mỹ Công Hành Hạ Thụ

Bạn có sẵng sàng “tám” xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Mọt Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *