Trang trí góc mở trong trường mầm non đẹp, an toàn với các bé

Đối với ban lãnh đạo nhà trường nói chung và các thầy cô giáo nói riêng. Lĩnh vực giáo dục mầm non, giúp trẻ tạo ra môi trường hoạt động vui, khỏe, có ích là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Một ngôi trường tốt không chỉ đánh giá qua khía cạnh giáo dục tốt mà còn phải yêu cầu môi trường lớp an toàn, sạch sẽ, khuôn viên ngoài trời phải sắp xếp khoa học, thuận tiện. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, nhà trường phải đáp ứng tốt, đủ các yêu cầu trên. Giúp hiểu quả chất lượng học tập đi lên ,ngoài các yếu tốt trên nhà trường nên tích cực trang trí không gian lớp học đặc biệt là trang trí góc mở trong trường mầm non. Trẻ em rất nhảy cảm với những đồ vật xung quanh, hãy tạo môi trường đẹp, sáng tạo giúp bé hào hứng đến lớp.

Đang xem: Trang trí góc xây dựng mở

*

Cách trang trí trường góc mở trường trong mầm non , “mở” ở đây được hiểu là mở rộng diện tích, mở ra những kiến thức, ý tưởng độc đáo cho trẻ. Nằm giúp cho bé không gian học tập thoải mái, chất lượng và với mục tiêu: ” Học mà chơi, chơi mà học “. Đây là một trong những cách trang trí được áp dụng ở rất nhiều các trường mầm non.

Trang trí góc mở trong trường mầm non – Xây dựng môi trường góc mở:

Các cô giáo nên sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góc hoạt động cho trẻ như: Góc học tập, Góc tạo hình, Góc gia đình, Góc nghệ thuật, Góc bán hàng và một số bảng trang trí lớp.

Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình. Để thuận tiện trong việc sắp xếp có thể cô giáo sẽ đưa ra những quy định chung về cách bố trí, xắp đặt cho các bé nhằm giúp các bé có tinh thần tự giác, và ý thức trong sinh hoạt tập thể.

Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi làm cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ vì luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ điểm trong năm học. Có thể nói sử dụng đồ do tự tay bé hoàn thành thì thật là tốt, không chỉ đẹp mà còn tạo cảm giác hứng thú, tích cực cho các bé.

Các góc hoạt động liên kết mật thiết với nhau, qua mỗi buổi chơi và ở các nhóm chơi khác nhau, trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm để trưng bày, cũng như sử dụng sản phẩm của các bạn khác trong lớp để chơi, chính điều này làm cho mỗi buổi chơi trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn và mỗi buổi chơi có hiệu quả hơn với trẻ.

Không những vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn cho trẻ những đức tính tốt, như: kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác tạo ra…

Cách trang trí các góc mở trong lớp mầm non:

Trang trí góc học tập:

Góc học tập của bé không giống với góc học tập của người lớn. Nơi này nên được bày trí xinh xăn, trang trí bằng màu sắc, hình khối,… để bé thích thú, say mê trong học tập. Nên lựa chọn vị trí chỗ rộng rãi để bé có thể hoạt động thoải mái, đón nhiều ánh sáng để cơ thể tỉnh táo, tích cực tiếp thu bài học. Màu sắc tươi tắn luôn khiến các bé thích thú. Do đó, ngoài việc lựa chọn vị trí chỗ học cho bé, cô cũng nên quan tâm, trang trí cho góc học tập đặc biệt này. Nơi học tập phù hợp, được thiết kế xinh xắn sẽ giúp bé hứng khởi và thích thú.

Xem thêm:

*

Trang trí góc tạo hình:

Một trong những góc mà trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, tự tay thực hiện những ý tưởng của mình đó chính là góc tạo hình. Nguyên vật liệu thường được sư dụng là đất nặn, những loại vật liệu cũ như: vải vụn, chai lọ, các thùng giấy cũ,bìa sách…Vật liệu đa dạng khuyến khích trẻ lựa chọn sáng tạo tạo ra những đố vật mà chúng yêu thích.

*

Bên cách đó để thêm độ thu hút những bức tranh to với hình ảnh sinh động gợi ý cho trẻ là lựa chọn hoàn hảo không thể thiếu. Giúp trẻ có thêm cảm giác, phân biệt các sắc thái, chất liệu khác nhau thông qua đó trẻ có cảm giác hứng thú, cảm xúc sáng tạo. Ngoài ra các cô cũng nên chú ý sắp xếp góc tạo hình ở không gian thoáng mát, ngập tràn ánh sáng tự nhiên để trẻ có thể quan sát dễ dàng và trưng bày sản phẩm của mình.

Trang trí góc thư viện:

Khi đến trường mầm non ngoài việc dạy các bé học toán, vẽ, múa hát, khám phá thế giới xung quanh… thì nhà trường nên tích cực chỉ đạo các nhóm, lớp duy trì hoạt động cho trẻ đọc sách, truyện mỗi ngày, trong một khung thời gian nhất định để trẻ có kỹ năng đóng, mở sách, lấy và cất sách đúng nơi quy định, đặc biệt là tạo cho trẻ có thói quen đọc sách ở mọi lúc mọi nơi.

*

Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đầu tiên đến với trẻ như một đồ chơi đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những câu chuyện thú vị. Và đọc sẽ trở thành nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ. Dần dần tình yêu với sách, thích đọc sách, ham đọc được hình thành. Đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở các bé. Đối với tuổi của các bé, cô nên sử dụng những câu chuyện cổ tích, thế giới động thực vật cũng như những quyển sách kỹ năng sống để bé dễ tiếp thu. Nhằm tạo cảm giác thích thú, không nhàm chán các cô có thể tổ chức những trò chơi liên quan đến nội dung của câu chuyện.

Trang trí góc âm nhạc:

Không đơn giản chỉ để trang trí lớp học cho bớt không gian trống. Trang trí góc âm nhạc sẽ là nơi để bé làm quen, ôn luyện cũng như củng cố, vận dụng những kỹ năng nghệ thuật vào các trò chơi. Hoặc là nơi diễn ra các hoạt động sáng tạo, tạo điều kiện cho bé thể hiện khả năng âm nhạc của mình. 

 Các cô có thể sử dụng giấy báo hay những loại phế liệu có kích cỡ lớn. Tạo điều kiện cho các bé có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình. Có thể thiết kế những mẫu váy, áo, trang phục,… theo ý tưởng của bé. Bên cạnh đó các cô có thể trang trí góc âm nhạc mầm non thêm đa dạng với những vật dụng, đồ dùng trong âm nhạc để giúp bé thích thú hơn. 

Trang trí góc sản phẩm:

Nhằm đạt mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích, ủng hộ sự sáng tạo của trẻ. Góc sản phẩm chính là nguồn động viên tinh thần, khích lệ tính tượng tưởng, sự ham học của trẻ. Góc sản phẩm sẽ đem lại cho bé những lời khen, nó chính là phần thưởng tinh thần to lớn đối với trẻ: các bé rất thích được khen và rất thích được mọi người chú ý đến sản phẩm của mình. Đặt biệt khi sản phẩm của mình được trưng bày các bé sẽ có thêm tinh thần cố gắng, lòng quyết tâm, có thêm động lực để sau này cố gắng.

Xem thêm:

*

Đặc thù của góc sản phẩm là nơi trưng bày những sản phẩm về văn hay hoặc vẽ đẹp của các bé nên việc trang trí không cần quá cầu kì. Lựa chọn những hình ảnh con vật, bông hoa, nhẹ nhàng để có thể tô điểm thêm vào sản phẩm của bé. Có thể sự dụng gam màu vàng kích thích sự sáng tạo hoặc màu da cam để bé cảm thấy hạnh phúc và cảm nhận sự cố gắng. Nhưng nhìn chung các cô nên phối kết hợp các màu sắc phù hợp tránh sử dụng màu quá lòe loẹt hoặc gam màu tối quá. Các cô có thể trang trí thêm vào những khung ảnh để tăng tính thẩm mỹ cũng như tăng tính gía trị.

Trên đây là bài viết chia sẻ giúp thầy cô hình thành ý thường cũng như bắt tay vào thực hiện. Chúc thầy cô hoàn thiện được căn phòng hoàn hảo nhất. Cảm ơn đã theo dõi !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *