Marketing thường được dịch là “Tiếp thị”, còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được, nhất là ở Việt Nam mọi người vẫn hay dùng theo cặp là Marketing Communications hay Tiếp thị truyền thông. Marketing và Communications có mối tương quan hay khác biệt thế nào? Cùng ustone.com.vn bạn tham khảo bài viết trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình nhé!

Ngoài ra, ustone.com.vn cung cấp dịch vụ viết hỗ trợ bạn trong học tập. Nhấn vào đây để ustone.com.vn giúp đỡ bạn nếu có nhu cầu nha!

Ngành Marketing và truyền thông thường dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người

Bài viết này có gì

1. Những khái niệm cơ bản

1. Những khái niệm cơ bản

a. Marketing là gì?

Trong văn phạm tiếng Anh, khi một Động từ thêm “ing” để trở thành một Danh động từ thì nó sẽ mang ý nghĩ chuyển động. Giống như to go: làm thì going: hành động di chuyển. Như vậy “Marketing” có nghĩa là hành động đưa một sản phẩm ra thị trường. Nó là một chuỗi hệ bao gồm từ khi sản phẩm còn nằm trên giấy cho đến khi đến tay người tiêu dùng và chết đi.” – Từ điển tiếng Anh năm 1944.

Đang xem: Truyền thông và marketing

Theo Philip Kotler, Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau. Mục tiêu của marketing là đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp vượt lên các đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Muốn hiểu được khách hàng và giải quyết được vấn đề của họ, Marketing chắc chắn không thể chỉ là quảng cáo mà bao gồm trong đó rất nhiều công việc: từ việc tham gia phát triển sản phẩm mới, khảo sát thị trường để tìm ra vấn đề thực sự của khách hàng, lập kế hoạch truyền thông đến đánh giá, kiểm soát kết quả thu được,…. Có thể nói, hoạt động của Marketing chính là “lá cờ” tiên phong để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh như: lợi nhuận, thị phần, doanh thu,…

b. Communications là gì?

Communications (Truyền thông) là quá trình chia sẻ thông tin. Communications là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung bao gồm hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. 

Bạn có thể hiểu đơn giản ngành Communications là một lĩnh vực rộng bao gồm rất nhiều mảng việc và ngành nghề chuyên môn bao gồm các hoạt động chính như: báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, sáng tạo nội dung, sản xuất ấn/sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Mục tiêu cuối cùng của hàng loạt các quá trình như vậy là thay đổi thái độ của khách hàng, tăng độ nhận diện cho thương hiệu… 

Tuy nhiên, ngày nay còn có một khái niệm Truyền thông khác: IMC (Integrated Marketing Communication) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm xác định giá gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa. – Hiệp hội các Đại lý Quảng cáo Mỹ 4As.

2. Mối quan hệ giữa Marketing và Communications

– Trong hầu hết các doanh nghiệp, Communications nằm trong Marketing. Nếu ví Marketing là một chiếc thuyền thì cánh buồm chính là Communications – một bộ phận của con thuyền và đưa con thuyền ấy về tới “đích” chính là khách hàng mục tiêu. Nội dung của mọi chiến dịch truyền thông phải xuất phát và xoay quanh mối quan tâm hay vấn đề của khách hàng – những điều mà hoạt động Marketing đã khai thác và luôn khao khát khai thác. Như vậy, giống như một cánh buồm, Communications chỉ là một trong số rất nhiều công đoạn làm nên con thuyền Marketing nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công cho thương hiệu. 

– Mối quan hệ khăng khít giữa Marketing và Communications còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa các mục tiêu của chúng. Nhờ có Communications với vai trò thay đổi thái độ của khách hàng thì Marketing mới có thể đạt được mục tiêu xa hơn là khiến khách hàng thay đổi hành vi mua hàng, từ đó thu đạt được các mục tiêu kinh doanh. Cụ thể hơn, Truyền thông được thiết kế với nhiều mục tiêu như: xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, củng cố những lợi ích về mặt lý tính, cảm tính khi sử dụng sản phẩm, thay đổi thái độ, niềm tin của khách hàng về sản phẩm,… Khi niềm tin người mua hàng được “chuyển hướng” thì chính Marketing sẽ tận dụng sự tín nhiệm của người mua, từ đó thay đổi hành vi người dùng. 

– Tuy nhiên, xét cho cùng, dù là Marketing hay Communications, đều phải xuất phát từ tâm lí và hành vi của khách hàng, lấy giá trị của khách hàng là trung tâm để từ đó truyền tải một thông điệp có ý nghĩa tới họ.

– Để hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa Marketing và Communications, ustone.com.vn sẽ đưa ra một ví dụ điển hình một trong số chiến dịch xuất sắc nhất lúc bấy giờ của Biti’s cho Biti’s Hunter – một sản phẩm đã đưa Biti’s trở lại thị trường giày Việt Nam một cách ngoạn mục nhờ chiến dịch Marketing và Truyền thông xuất sắc. “Ông trùm” giày Việt đã tạo ra chiến dịch Marketing sắc sảo, từ việc nắm bắt tâm lý của người trẻ về chuyện “đi-về” vào mỗi dịp Tết cho đến việc phân phối sản phẩm từ online đến offline. 

*

 Chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s kết hợp với Soobin Hoàng Sơn

Thành công vang dội đó cũng được đóng góp nhờ một chiến dịch truyền thông hiệu quả, từ việc sản xuất MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn như một cách quảng cáo cho sản phẩm mới và thầm tuyên bố về một “định vị mới”: trẻ trung, khỏe khoắn và năng động. Biti’s cũng đã sử dụng chiến lược “Truyền thông tổng lực”, dồn toàn bộ nguồn lực của mình để quảng bá về MV và sản phẩm vào trang báo mạng Kênh14 nhằm thu hút đúng tệp khách hàng mục tiêu. Đây là một bước đi rất thông minh dưới điều kiện hạn hẹp về ngân sách.

Trong những hoạt động khuyến khích mọi người mua sắm của Marketing thì công đoạn “trò chuyện” với khách hàng tiềm năng rất quan trọng nên tất nhiên những kiến thức được học trong Communications có thể áp dụng trong lĩnh vực Marketing. Cụm từ Marketing Communications bạn thường thấy bấy giờ có thể hiểu là tương tác với khách hàng để họ chịu chi tiền mua sản phẩm.

Xem thêm:

3. Mục đích cốt lõi

– Mục đích của lĩnh vực Marketing là bán được hàng nên mọi hoạt động trong marketing đều lấy sản phẩm và doanh thu làm trọng tâm. Một số đầu việc của marketing có thể kể đến như phát triển sản phẩm, định vị khách hàng mục tiêu, niêm yết giá thành hay lựa chọn kênh phân phối sản phẩm. Ngay cả khi đó là tổ chức phi lợi nhuận thì vẫn cần có bộ phận marketing để những dịch vụ cộng đồng thu hút được sự tham gia của mọi người hoặc nhận được sự tài trợ kinh phí từ các nguồn quỹ hoặc nhà hảo tâm. 

– Trong khi đó, mục đích của ngành Communications đúng như cách dịch theo nghĩa đen là để “giao tiếp” hay văn vẻ hơn là “kể chuyện”. Mục tiêu cuối cùng của Communications không nhất thiết là để bán được hàng mà chỉ đơn giản là truyền tải một thông điệp nhất định đến với người khác nhằm xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức hay thậm chí là xử lý khủng hoảng truyền thông. Communications có thể xuất hiện ở nhiều định dạng như bài phát biểu, văn bản đánh máy, hình ảnh hay đoạn phim mà bạn thường xuyên chứng kiến trên truyền hình hoặc các trang mạng xã hội.

4. Hướng phát triển sự nghiệp

– Khi học Marketing, bạn thường có xu hướng đầu quân vào làm cho các doanh nghiệp để thúc đẩy doanh số bán hàng với các vị trí như chuyên viên nội dung, quản trị mạng xã hội, tổ chức sự kiện hay quản lý thương hiệu. Nếu bạn yêu thích việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ thì Marketing là ngành học phù hợp.

Các chuyên ngành Marketing:

– Digital Marketing

– Marketing Research and Analytics

– Marketing Management

– Integrated Marketing Communications

– Professional Selling and Sales Management

– Social Media Marketing

– Đối với Communications, ngoài việc có thể dấn thân vào môi trường doanh nghiệp như Marketing thì con đường phát triển sự nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn một chút khi có thể theo đuổi một số lĩnh vực không thực sự liên quan đến bán hàng. Ví dụ như bạn có thể làm việc trong lĩnh vực nhân sự vốn yêu cầu phải giao tiếp với con người liên tục. Hoặc bạn cũng có thể thử sức với lĩnh vực truyền hình, báo chí hoặc các nền tảng truyền thông khác.

Các chuyên ngành Communication:

– Advertising

– Broadcasting

– Public Relations (PR)

– Marketing

– Filmmaking and Videography

– Journalism

Nhờ writing service của ustone.com.vn, bạn cũng dễ dàng có điểm số tốt hơn với cả Marketing và Communications.

*

5. So sánh giữa Marketing và Communications

Ngành Marketing Communication
Mục đích Liên quan đến lĩnh vực kinh tế “sale”, mục đích là sản phẩm và doanh thu Liên quan đến giao tiếp, kể chuyện, truyền tải thông điệp “tell”
Bằng cấp Học sinh được đào tạo trong một lĩnh vực của nhóm ngành kinh tế Học sinh sẽ không đào tạo trong một công việc cụ thể
Chương trình học/ các khóa học Kinh tế, tài chính, truyền thông quản trị Chương trình học nhấn mạnh về tài chính, quảng cáo, quan hệ công chúng, học sinh sẽ phát triển các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu sự biến động của thị trường Truyền thông nội bộ, truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông, phương pháp nghiên cứu, viết tin tức và báo cáo, văn hóa
Công việc Làm việc chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và tài chính:

– Marketing

– Quảng cáo

Làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

– Marketing

– Báo chí

– Luật

– Giáo viên tiếng Anh

– Truyền thông đại chúng

6. Giữa Marketing và Communications, bạn nên chọn ngành nào?

– Nếu bạn là người nhanh nhạy, có tư duy về tính toán, thích kinh doanh và tìm hiểu về thị trường. Hãy mạnh dạn đăng ký về với đội của Marketing nhé!

– Nếu bạn không giỏi tính toán lắm mà yêu viết lách và thích văn chương hơn, bạn thích sáng tạo và biết cách giao tiếp khéo léo, vậy bạn đã có những tố chất cần thiết của một người làm truyền thông rồi đó.

Xem thêm: Top 10 Nhạc Sĩ Nổi Tiếng Việt Nam Trước 1975 2022, Top 10 Nhạc Sĩ Nổi Tiếng Việt Nam Ở Thế Kỉ 20

Sinh viên Marketingsinh viên ngành Communications sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong quá trình học tập. Đặc biệt trong thời đại Covid-19, Online Assignment mang đến sự tiện lợi cho mọi người. Việc làm Online Assignment giúp ngăn chặn việc lây lan của bệnh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng giảng dạy và dễ dàng kiểm tra trình độ của học sinh, sinh viên. Nếu bạn chưa thực sự đủ tự tin với kiến thức của mình thì đã có ustone.com.vn đến giúp bạn. Với đội ngũ hỗ trợ sinh viên, học sinh cực kì kinh nghiệm và nhanh chóng, ustone.com.vn tin rằng dịch vụ Online Assignment sẽ làm bạn hài lòng. ustone.com.vn sẽ luôn đồng hành cùng bạn vượt qua những bài Online Test khó nhằn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *