Khi ta thiết kế một công trình nằm trên một đia hình không bằng phẳng hoặc trên sườn đồi, nhất là thiết kế nhà ở Đà lạt thì công cụ vẽ đia hình trong Sketchup sẽ khá hữu dụng trong trường hợp này. Công cụ này có tên là Sandbox bạn có thể bật nó ra bằng cách vào menu view > toolbar > sandbox. Đây là một công cụ mặc định có sẳn trong Sketchup khá dễ sữ dụng nhưng chưa hoàn thiện lắm và khó điều khiển hơn tạo đia hình trong 3dsmax. Nếu có yêu cầu cao hơn thì các bạn có thể dùng plugins Artisan hoặc dùng Lumion là phần mềm khá mạnh trong việc tạo đia hình như thật.

Đang xem: Vẽ đồi núi trong sketchup

HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG THANH CÔNG CỤ SANDBOX TRONG SKETCHUP

*

*

công cụ này giúp ta tạo đia hình dựa trên các đường đồng mức nhập từ file cad vào. Ta phải nhập file cad vào trước khi dùng công cụ này.

2. FROM SCRATCH :

*

Công cụ này giúp ta tạo đia hình phẳng bằng cách vẽ một hình chữ nhật bằng cách bấm một điểm bất kỳ, sau đó di chuyển con trỏ chuột theo chiều ngang hoặc dọc rồi bấm điểm thứ nhất và điểm còn lại có hướng vuông góc với điểm thứ nhất tính từ điểm bấm đầu tiên. Hình chữ nhật này có các ô lưới vuông trong đó với kích thước mặc định là 3000×3000, ta có thể thay đổi kích thước ô lưới này bằng cách nhập thông số ở thanh trạng thái góc dưới phải, nhưng ô lưới càng nhỏ thì sẽ gây ra hiện tượng treo máy.

3. SMOOVE :

*

Đây là công cụ chính để tạo độ mấp mô cho địa hình đồi núi với điều kiện phải có sẳn một đia hình phẳng từ công cụ Scratch hoặc địa hình đã tạo bởi công cụ Contours bên trên. Mặc định bán kính của công cụ này là 10.000 mm và ta có thể điều chỉnh bán kính của nó để thực hiện dễ hơn việc tạo độ mấp mô của địa hình bằng cách nhập thông số ở thanh trạng thái góc dưới phải. Lưu ý là muốn dùng công cụ này ta phải click đôi vào ô lưới tạo từ công cụ scratch vì lúc này nó đang ở dạng group.

4. STAMP :

*

Công cụ này cho phép ta tạo một địa hình bằng phẳng tên độ mấp mô của đồi núi bằng cách lấy một khối 3d phẳng như nền nhà in lên trên địa hình đồi núi tại vị trí muốn tạo phẳng. Công cụ này thích hợp cho đặt diện tích khu đất của ngôi nhà lên địa hình đồi núi.

Xem thêm:

5. DRAPE :

Công cụ này có chức năng tương tự như công cụ Stamp nhưng nó lấy một mặt phẳng in lên trên đồi núi theo độ mấp mô của đồi núi mà không tạo mặt phẳng, nó chỉ tạo đường viền theo hình dáng của mặt phẳng mà nó in lên. Công cụ này khá hữu ích trong việc tạo một con đường mòn lên đỉnh núi.

6. ADD DETAIL :

Công cụ này làm tăng mật độ ô lưới làm cho địa hình trơn tru và mịn màng hơn bằng cách chọn một vùng cần làm ô lưới chi tiết hơn bằng công cụ chọn SELECT.

7. FLIP EDGE :

Công cụ này cho phép ta lật các đường chéo của ô lưới ngược lại để có thể điều chỉnh địa hình theo mong muốn. nhược điểm là nó chỉ cho ta chọn từng cạnh nên việc này khá mất thời gian.

Xem thêm: Tải Tập Đọc Nhạc Số 5 Em Là Bông Hồng Nhỏ, Tập Đọc Nhạc Lớp 7 Số 5 Bài Em Là Bông Hồng Nhỏ

Mời các bạn xem video clip sau để thực hiện dễ dàng hơn :

Blog này lập ra là để giúp các bạn tra nhanh các thông số kích thước của các thiết bị, sản phẩm và vật liệu.Phục vụ cho các nhà thiết kế ngành kiến trúc, nội thất, xây dựng, cơ khí, quảng cáo…

androidAutocadBồn nướcCơ khíDecalĐiện gia dụngĐiện lạnhĐiện tửGiao thôngGiấy VẽHướng dẫnKínhMái nhàỐng nướcSách báoSàn VáchSắt thépSketchupThể thaoThực PhẩmVật dụngWebsiteXe Gắn MáyXe Ôtô
▼ 2022(11)▼ February(5)► 2021(22)► 2020(3)► 2019(3)► 2018(1)► 2017(24)► 2016(23)► 2015(44)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *