Chắc hẳn SPSS đã là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với sinh viên, học viên và các nhà nghiên cứu khoa học. Là một công cụ cần thiết, đặc biệt trong các bài nghiên cứu và luận văn cuối khóa, SPSS thực sự rất hữu ích trong việc hỗ trợ thống kê và quản lý dữ liệu. Sau đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ các thông tin và hướng dẫn cách chạy SPSS toàn tập cực chi tiết và đầy đủ. Cùng theo dõi nhé!

1. Giới thiệu phần mềm SPSS là gì?

SPSS (viết tắt của Statistical Product and Service Solutions) là một phần mềm chuyên dụng giúp xử lý thông tin sơ cấp và cung cấp các biểu đồ phân tích số liệu. 

Đặc điểm nổi bật của SPSS:

Phần mềm với giao diện thiết kế thân thiệnPhục vụ tốt các nhu cầu trong phân tích thống kê, từ thống kê mô tả (liệt kê dữ liệu, vẽ đồ thị) đến thống kê suy luận (tương quan, hồi quy…)

Hiện nay, SPSS được sử dụng rất rộng rãi trong thống kê phân tích số liệu. Đặc biệt là trong các trường đại học và cao đẳng, việc sử dụng SPSS làm công cụ nghiên cứu là hết sức phổ biến.

Đang xem: Hướng dẫn sử dụng spss trong nghiên cứu khoa học

*

Trang tính SPSS Variable View

Về cơ bản, hai trang tính Data View và Variable View là hai trang tính bổ sung cho nhau, có liên hệ mật thiết với nhau. 

Ví dụ, trong hình ảnh phía trên:

Biến “id” có kiểu dữ liệu dạng số (Numeric), tên biến là “Employee Code”Biến “gender” với kiểu dữ liệu chuỗi (String), tên biến là “Gender” và có giá trị 1 tương ứng với Female, 2 tương ứng với Male…Biến “bdate” ở dạng ngày tháng (Date), được đặt tên là “Date of Birth”Các biến còn lại tương tự…

Thông tin thống kê dữ liệu các biến ta có thể truy vấn lại cửa sổ trang tính Data View. Cửa sổ Variable View hiển thị các định dạng về từng biến đó.

2.3. Data Analysis(Phân tích dữ liệu)

Tính năng nổi bật nhất của phần mềm SPSS chính là phân tích dữ liệu (Data Analysis). Đây là một tùy chọn phức tạp và bao hàm nhiều phép toán phân tích, người dùng cần có kiến thức về thống kê để thao tác thành thạo với công cụ này.

Một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất tại tính năng Data Analysis của SPSS chính là thống kê mô tả (Descriptive Statistics):

*

Chức năng thống kê mô tả

Nếu dữ liệu thu thập được bao gồm biến “Thu nhập 2010”, bạn có thể sử dụng chức năng Analyze trên thanh công cụ → chọn Descriptive Statistics (thống kê mô tả) → chọn Descriptives (thống kê trung bình).

Màn hình sẽ hiển thị hộp thoại Descriptives (thống kê trung bình), bạn chọn biến cần phân tích, ở đây là “Thu nhập 2010” và lựa chọn các đặc tính cần hiển thị trong hộp Descriptives Options bên phải.

Hộp thoại thống kê trung bình

Chức năng này giúp bạn có những mô tả tổng quát về đặc điểm của mẫu đang nghiên cứu. Ví dụ: Trong số những người khảo sát, có bao nhiêu người có mức thu nhập từ $500 – $1000 , có bao nhiêu người có mức thu nhập từ $1000 – $2000…

2.4. SPSS Output Window(Cửa sổ đầu ra)

Kết thúc bước trên, khi bạn nhấn “OK” , một cửa sổ mới sữa hiện ra – đây là cửa sổ đầu ra của SPSS (Output Window). Cửa sổ giúp thống kê dữ liệu về tất cả các biến chúng ta đã chọn.

*

Cửa sổ đầu ra SPSS

Có thể thấy, cửa sổ Output Viewer có bố cục và cấu trúc khác với cửa sổ Data Editor mà chúng ta đã thấy trước đó. 

Vì SPSS sử dụng một cửa sổ riêng biệt để hiển thị kết quả dữ liệu, Nếu dữ liệu được chỉnh sửa thì cần thao tác lệnh lại để cho ra kết quả mới.

Giao diện Cửa sổ Output Viewer của SPSS gần giống với một trang chiếu Powerpoint chứa các mục như văn bản, bảng và biểu đồ nhằm cung cấp thông tin cho người xem.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chuyển File Autocad Sang Pdf Và Word Chuẩn Xác!, Xuất File Autocad Sang Pdf

2.5. SPSS Reporting(Báo cáo)

Các kết quả dữ liệu đầu ra của SPSS thường là các bảng và biểu đồ, được thiết kế thông minh, dễ dàng sao chép và dán vào các chương trình khác.

Ví dụ: Nếu bạn cần làm báo cáo trên MS Word hay Google Docs, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sao chép và dán kết quả sang các chương trình này. 

Nhưng, các bảng sao chép vẫn sẽ giữ nguyên định dạng như phông chữ, đường viền… tại nơi sao chép. Hãy lưu ý chỉnh sửa sao cho phù hợp với bản báo cáo của mình.

*

Bản kết quả SPSS dễ dàng sao chép

Đội ngũ của Tri Thức Cộng Đồng luôn lắng nghe, tư vấn tận tình cho từng khách hàng về DỊCH VỤ XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS, giảm bớt nỗi lo về thời gian, chi phí mà vẫn hoàn thành bài đúng thời hạn.

3. Cách chạy SPSS Online với 5 bước

*

Hướng dẫn cách chạy spss với 5 bước

Với 5 tính năng trên, bạn có thể hiểu sơ qua cách chạy SPSS thông qua cách phần mềm làm việc và tương tác với người dùng. Bây giờ, Tri Thức Cộng Đồng sẽ hướng dẫn cách sử dụng SPSS thông qua 5 bước thao tác điển hình sau đây:

Bước 1: Opening Data Files (Mở tệp dữ liệu)

Trên màn hình desktop của Windows, nhấn vào biểu tượng SPSS. Hoặc bạn ấn phím Start → All program → SPSS for Windows → SPSS (phiên bản đang cài đặt).

Các phiên bản phổ biến là SPSS 20, 21, 22 và 23. Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng chia sẻ cách sử dụng SPSS 20.

Tại màn hình chính, thao tác chọn File → Open → Data, sau đó cửa sổ màn hình sẽ hiển thị:

*

Mở tệp dữ liệu trên SPSS

Sau đó lựa chọn kiểu file bạn muốn mở (.xls, .xlsx … ), sau đó chọn tên file và nhấn Open để mở file trên SPSS.

Bước 2: Editing Data(Chỉnh sửa dữ liệu)

Trước khi có thể phân tích số liệu tại SPSS, bạn cần chỉnh sửa dữ liệu về dạng phù hợp với phần mềm để thuận tiện cho các thuật toán phân tích chính xác. 

Một số thao tác chỉnh sửa dữ liệu thường áp dụng đó là:

Chỉnh sửa Type – kiểu dữ liệu (dạng số, chữ, ngày tháng, chuỗi…)Đặt tên cho biến – LabelĐặt giá trị – Values – cho biến (ví dụ: 1 = nam, 2 = nữ…)Chọn cách đo – Measure – dữ liệu (Nominal: bình thường, Scale: xếp hạng…)

*

Chỉnh sửa dữ liệu SPSS

Bước 3: Tables and Charts (Bảng và Biểu đồ)

Sau khi có bộ dữ liệu hoàn chỉnh, bạn có thể tiến hành phân tích và cho ra các kết quả về bảng và biểu đồ rất dễ dàng và nhanh chóng trong SPSS. 

Một hạn chế tại SPSS là cách biểu đồ trong SPSS không được chú trọng về mặt thẩm mỹ. Các bảng và biểu đồ rất đơn giản, ít màu sắc, chú trọng vào việc trình bày thông tin. 

Tuy nhiên, đó chính là nét đặc trưng cho phần mềm này. Với những đối tượng thường xuyên dùng SPSS, chỉ cần một cái nhìn cũng giúp họ nhận ra đâu là biểu đồ do SPSS tạo nên.

*

Bảng và biểu đồ trong SPSS

Bước 4: Inferential Statistics (Thống kê suy luận)

Tại SPSS, người dùng có thể thao tác để thực hiện phân tích thống kê suy luận thông qua nhiều chức năng của phần mềm. 

Sau đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ liệt kê một số chức năng phổ biến thường được áp dụng nhiều của SPSS:

Kiểm định giá trị trung bình T-testsKiểm định Chi bình phương Chi-square testsKiểm định ANOVAKiểm định tương quan CorrelationsKiểm định hồi quyKiểm định phi tham sốPhân tích nhân tố khám phá EFAPhân tích cluster thứ bậc

*

Chức năng kiểm định ANOVA

Mỗi chức năng đều có các bước làm và ý nghĩa riêng. Để sử dụng SPSS 20 thành thạo, bạn cần dành một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu và thực hành phần mềm.

Xem thêm: Tách Nhạc Từ Video Bằng Movie Maker, Cách Tách Âm Thanh Ra Khỏi Video Bằng Movie Maker

Bước 5: Saving Data and Output (Lưu dữ liệu và dữ liệu đầu ra)

Sau khi thao tác với SPSS xong, bạn có thể lưu các dữ liệu được phân tích dưới nhiều định dạng tệp khác nhau, bao gồm:

Microsoft ExcelVăn bản (.txt hoặc .csv)StataSASHoặc dữ liệu bằng chính phần mềm SPSS

Ngoài ra, bạn có thể lưu từng kết quả đầu ra (như từng bảng biểu, hình ảnh) thành một tệp file riêng lẻ:

Biểu đồ thường được sao chép dưới định dạng hình ảnh .pngCác bảng biểu, số liệu được sao chép ở dạng văn bản với bố cục, phông chữ và đường kẻ không đổi; thường lưu thành nhiều tệp định dạng khác nhau như .pdf, HTML, Microsoft Word

*

Lưu dữ liệu trong SPSS

Các dữ liệu này bạn có thể dễ dàng tìm lại trong bộ nhớ đã lưu trên máy tính hoặc trong khay bộ nhớ tạm thời của RAM, dễ dàng sử dụng lại bất cứ khi nào cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *