Những video “review phim” thu hút số lượng khổng lồ lượt người xem. Tuy nhiên, theo ý kiến của các reviewer chuyên nghiệp, chúng đang dần gây ra một khái niệm sai về review, trong khi đó chỉ là video tóm tắt bị chắp nối, với lời dẫn hời hợt, không đem lại những đánh giá khách quan về bộ phim – điều mà khán giả cần nhất.

Đang xem: Tải ngay 10+ nhạc nền review phim hot nhất hiện nay

Review được định nghĩa là những cảm nhận, đánh giá của người từng trải nghiệm một dịch vụ, theo quan điểm cá nhân hoặc có sự tham khảo từ những người khác. Review có nhiều hình thức lĩnh vực, review phim, review đồ ăn, review các dịch vụ…

Tràn lan video “review phim” không đúng “chất”

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, ta dễ dàng bắt gặp những video với dòng title Review Phim. Chúng thu hút mọi người ấn vào, xem tóm tắt toàn bộ nội dung của video. Khán giả Quỳnh Đỗ (quận Đống Đa) nói: “Tôi thường dành thời gian rảnh để xem, vì rất cuốn hút mà có thể giúp tôi tiết kiệm thời gian”. Bạn Minh Châu (quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Nhiều bộ phim tôi chưa từng biết tới trước đây, nhờ những video review đó mà tôi đã biết tới chúng”.

Nhiều khán giả khác có những ý kiến ngược lại. Bạn Xuân Hiếu (quận Nam Từ Liêm) nói: “Tôi xem xong mà chỉ mấy phút sau là không nhớ nổi diễn biến phim như thế nào. Tóm gọn trong vài phút là quá ngắn đối với một bộ phim được nhà làm phim dành nhiều tâm huyết, đôi khi còn cắt xén, sai lệch, không thể hiện được hết những thông điệp mà bộ phim mang lại”. Khán giả Thành Long (quận Hai Bà Trưng) thì chia sẻ, anh không thấy được những đánh giá về bộ phim sau khi xem xong, chỉ đọng lại là những câu dẫn chuyện vô cảm và thứ nhạc chèn lặp đi lặp lại đến mức ám ảnh.

Vô vàn những video gắn mác “review phim” trên mạng xã hội.

Anh Dương Minh, 21 tuổi, hiện đang làm review phim chuyên nghiệp tại W2W Studio (Hà Nội), đồng thời là quản trị viên của một hội nhóm review chuẩn với hàng ngàn người tham gia.

Về công việc review phim, anh nói: “Mỗi bài review cần phải ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề đánh giá bộ phim đó có hay hay không. Ngày trước thì tôi đã review qua bài viết là chủ yếu và đôi khi cũng có cả ảnh kèm text. Nhưng nếu để một bài review tiếp cận được với nhiều người nhất có thể thì sản xuất video là lựa chọn tối ưu”.

Xem thêm:

Những bài review phim chuẩn chỉnh của các reviewer chuyên nghiệp. Ảnh: trích từ fanpage Review cùng Minh và Cuồng Phim.

Nói về những video “review phim” trên mạng xã hội, với chuyên môn của mình, anh Minh cho biết, những video này thường chỉ trong vòng 5-8 phút, và chỉ là tóm tắt, kể lại diễn biến của bộ phim, nhanh và tiện. Nhưng chúng là sự chắp nối nội dung. Toàn bộ những tình tiết trong phim, kể cả diễn biến quan trọng,… bị cắt ghép, lấy hoàn toàn từ Trung Quốc và sau đó chèn nhạc vào, dẫn đến tình trạng dính bản quyền.

Nhiều page được xây dựng khá sơ sài với mác review phim đã bị facebook đánh sập. Những câu dẫn chuyện mang đậm tính copy paste, thiếu sự chỉn chu trong biên tập. Ngay cả giọng đọc của người dẫn cũng dễ dàng nhận ra đó là của “chị Google”, không mang lại cảm xúc.

“Cục nợ hóa cục cưng” (Pawn) là một bộ phim của Hàn Quốc mới ra rạp gần đây vào tháng 10. Nhưng chỉ một thời gian sau, đã xuất hiện “review” bộ phim này trên Facebook. Một tác phẩm đứng đầu phòng vé Hàn Quốc và được công chiếu rất thành công tại các rạp ở Việt Nam, nhưng lại được dựng lên 1 clip review tường thuật lại toàn bộ diễn biến một cách cực sơ sài, vô cảm.

Đặt đúng tên và đừng giết chết khái niệm “Review phim” đúng nghĩa

“Với những ai thực sự thích phim ảnh như mình thì đương nhiên rất ghét những video như vậy, họ cơ bản là “tóm tắt” nhưng luôn thêm nhận xét của cá nhân vào, điều này khiến ý nghĩa của phim đôi khi bị hiểu sai. Chắc mọi người cũng đồng ý rằng điều tối kỵ trong việc tóm tắt một văn bản hay bất cứ một thứ gì là không được cho thêm đánh giá cá nhân vào nhằm mục đích điều hướng người xem theo ý hiểu của mình.” – anh Minh cho biết.

Xem thêm:

Một sản phẩm review cần mang lại cho khán giả sự tò mò, cung cấp được đúng và đủ những thông tin của bộ phim, và đặc biệt không được spoil những tình tiết quan trọng trong phim (như cái kết, những chi tiết quan trọng và plot twist). Không phủ nhận sự tiện lợi, nhanh chóng và thu hút của kiểu video này mang lại cho những người xem vì mục đích giải trí. Tuy nhiên với những ai yêu thích điện ảnh, chúng không hề mang chất “review” như cái tên được đặt.

Anh Minh cũng như những reviewer khác không hề lên án việc tóm tắt phim. Nhưng đã là thể loại video tóm tắt, đừng đặt tiêu đề là review, đừng giết chết từ “review phim” đúng nghĩa. Người xem không hề có lỗi. Lỗi là ở những người đã dựng lên những video tóm sơ sài, cắt xén và làm sai lệch nội dung khi chưa có sự cho phép từ nhà sản xuất; hướng khán giả theo ý hiểu riêng và sai tinh thần gốc mà người biên kịch muốn truyền tải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *