Tứ đại mỹ nhân là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, theo quan điểm hiện nay thì cụm từ này dùng để chỉ đến 4 người đẹp gồm: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi.

Đang xem: Review phim tứ đại mỹ nhân trung quốc

Sắc đẹp của họ được mô tả qua 4 cụm ngữ tu từ nổi tiếng để tả mỹ nhân, theo thứ tự là “Trầm ngư” (cá chìm sâu dưới nước); “Lạc nhạn” (chim nhạn sa xuống đất); “Bế nguyệt” (mặt Trăng phải giấu mình) và “Tu hoa” (khiến hoa phải xấu hổ).

Các tài liệu lịch sử về họ cũng bị ảnh hưởng nhiều do một số truyền thuyết và lời đồn dân gian. Họ nổi tiếng và được gọi là tứ đại mỹ nhân do sắc đẹp và ảnh hưởng của họ đối với các vị Hoàng đế Trung Quốc và những tác động của họ đến với lịch sử Trung Quốc. Tất cả bốn người mỹ nhân đều có những kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn. Số phận họ đúng như các câu dân gian “Phụng nhân bạc mạng” (phục vụ và cống hiến hết sức cho dân nhưng kết cục khổ) và “Hồng nhan bạc mệnh” (có sắc đẹp thì số xấu).

Tây Thi – Trầm Ngư

Nàng Tây Thi sống ở thời Xuân Thu, là một người con gái nước Việt, làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ). Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.

Một hôm, nàng cùng các thôn nữ khác đến bên sông giặt giũ như thường lệ. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là “Trầm Ngư”‘.

Nổi tiếng xinh đẹp, nàng gặp gỡ và yêu mến một đại thần nước Việt là Phạm Lãi, một trọng thần của Việt vương Câu Tiễn. Khi nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh bại và bắt Việt vương làm con tin, Phạm Lãi đã dùng kế mỹ nhân để giúp Việt vương. Tây Thi được chọn là một trong các mỹ nhân tiến cho Ngô vương, và nàng đã khiến Ngô vương say đắm, thả Việt vương về. Sau khi quay về, Việt vương đã gầy dựng binh lực, đánh bại Ngô vương, trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử thời Xuân Thu.

Về kết cục của Tây Thi, có rất nhiều dị bản. Có thuyết cho là nàng tự sát cùng Ngô vương, có thuyết cho rằng nàng bị vợ của Câu Tiễn giết vì sợ trở thành mầm họa làm loạn đất nước, như việc nàng đã khiến nước Ngô bị diệt. Nhưng truyền thuyết nổi tiếng nhất là nàng đã cùng Phạm Lãi chu du đến Ngũ Hồ, sống cuộc đời ẩn dật.

Những nữ diễn viên thủ vai ấn tượng nhất với các khán giả có Đổng Trí Chi được xưng là Tây Thi bước ra từ trong tranh, thời điểm thủ vai cô mới chỉ 23 tuổi, vẻ đẹp đậm chất Á Đông. Ngoài ra còn có Tây Thi phiên bản Tưởng Cần Cần là được yêu thích không kém.

*

Tây Thi – Đổng Trí ChiTây Thi – Tưởng Cần Cần

Vương Chiêu Quân – Lạc nhạn

Nàng Vương Chiêu Quân sống dưới thời nhà Tây Hán, con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Chiêu Quân nhập cung làm cung nhân của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, nhưng không được Hoàng đế biết đến.

Khi Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến cầu thân, Hoàng đế đã chọn 1 cung nhân, phong làm công chúa và gả kết thân với Thiền vu, thiếu nữ ấy chính là Chiêu Quân. Tương truyền khi Chiêu Quân đến đại điện làm lễ, Nguyên Đế đã sửng sốt trước vẻ đẹp của nàng nhưng không thể thu hồi thành mệnh. Nàng xuất giá đi Hung Nô trong sự luyến tiếc của Hán Nguyên Đế.

Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân xuất tái trở thành một điển tích nổi tiếng trong thi ca Trung Quốc về sau. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn “Xuất tái khúc”. Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. bấy giờ nàng được xưng tụng là “Lạc nhạn”.

Xem thêm:

Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.

Nữ diễn viên duy nhất được cho rằng là Vương Chiêu Quân đời thật, Dương Mịch. Cô đã vào vai người đẹp Lạc nhạn năm 2005, trở thành vai diễn kinh điển nhất của cô.

Vương Chiêu Quân – Dương Mịch

Điêu Thuyền – Bế nguyệt

Nàng Điêu Thuyền là một nhân vật dân gian có thật và được hình tượng hóa một cách hoàn thiện bởi La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Theo truyện, nàng Điêu Thuyền sống vào thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3, là con gái nuôi của Tư đồ Vương Doãn. Khi đó, triều đình Đông Hán bị suy thoái do sự chuyên quyền của Đổng Trác, một người hung bạo, phá hoại cương thường, bị người đương thời gọi là Quốc tặc.

Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng. Vương Doãn cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói phao lên rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi người xưng tụng nhan sắc là “Bế nguyệt”.

Tư đồ Vương Doãn đa mưu túc trí, dùng “liên hoàn kế”, mượn Điêu Thuyền khiến Đổng Trác và con nuôi là Lữ Bố mê mẩn nàng, muốn chiếm đoạt nàng. Vương Doãn ra kế gả nàng cho Đổng Trác làm thiếp, sau đó chọc tức Lữ Bố, khiến Bố đang tâm muốn giết Trác để giành lại Điêu Thuyền. Cuối cùng, vào năm 192, Đổng Trác bị Lữ Bố giết hại.

Kết cục của Điêu Thuyền không thật sự rõ ràng, rất nhiều dị bản khác nhau trong dân gian. Trong tiểu thuyết, sau khi Đổng Trác bị giết, Điêu Thuyền lặng lẽ rời đi, không rõ kết cục.

Đánh giá cá nhân của người viết thì Trần Hồng chính là Điêu Thuyền duy nhất dù có bao nhiêu diễn viên sau đó được thể hiện. Bà đã đóng vai Điêu Thuyền hai lần, lần đầu vào năm 1994 trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, lần thứ hai là năm 2003 trong phim “Lữ Bố và Điêu Thuyền”.

*

Điêu Thuyền (1994) của Trần Hồng

*

Điêu Thuyền (2003)

Dương Ngọc Hoàn – Tu hoa

Nàng Dương Ngọc Hoàn, một thiếu nữ sống vào thời nhà Đường<6>. Nàng là người Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận Hòa Âm thuộc Trung Đông, có tổ tiên là Dương Uông Chi, một hậu duệ hoàng tộc nhà Tùy. Khi đến tuổi trưởng thành, nổi tiếng vì sắc đẹp tuyệt trần, nàng được cưới cho Thọ vương Lý Mạo, con trai của Vũ Huệ phi, sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Vũ Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông ngày đêm đau buồn, nhưng rồi Huyền Tông mau chóng vơi đi khi nhìn thấy con dau là Dương Ngọc Hoàn trong lễ tang của Huệ phi. Nàng được Huyền Tông say mê, và Hoàng đế quyết tâm đoạt từ tay con trai, đưa vào cung. Không lâu sau, Ngọc Hoàn được phong làm Quý phi.

Tương truyền, một hôm Quý phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: “Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Tu hoa”

Năm 756, Loạn An Sử nổ ra, Dương Quý phi cùng Đường Huyền Tông phải rời khỏi Trường An. Khi đến Mã Ngôi, quân sĩ thấy anh trai Quý phi là Dương Quốc Trung tham tàn hiểm ác, bèn hợp giết đi và ép Huyền Tông phải xử tử Dương Quý phi. Nàng bị Huyền Tông sai người thắt cổ. Sau khi chết, xác Quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.

Xem thêm:

Hướng Hải Lam, Phạm Băng Băng là 2 trong số những nữ diễn viên từng thể hiện vai diễn Dương Quý phi ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng khán. Dù rằng phim của hai người phá nát những chi tiết lịch sử vốn có.

*

Dương Quý phi – Hướng Hải Lam

*

Dương Quý phi (2007) – Phạm Băng Băng

*

Dương Quý phi (2017) – Phạm Băng Băng

Tổng hợp

Top 10 bộ phim được săn lùng nhất ở Trung Quốc, điều bất ngờ với thứ hạng của “Diên Hy Công Lược”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *