Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn ❤️️ 12 Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Nhân Vật Ngô Tử Văn Hay Nhất.

Đang xem: Văn mẫu thuyết minh về ngô tử văn lớp 10 chọn lọc hay nhất

Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn

Cùng tham khảo mẫu Dàn ý thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn chi tiết và đầy đủ giúp các em có thể hoàn thiện bài văn của mình.

I. Mở bài:

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – câu chuyện kể về người con trai Ngô Tử Văn với nhiều phẩm chất tốt đẹp; đại diện cho cái thiện, dám đứng lên chống lại cái ác.

II. Thân bài:

* Lai lịch, tính cách:

Lai lịch nhân vật Ngô Tử Văn: tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.Tính cách: Cương trực, nóng nảy, luôn bất bình trước cái ác.

=> Nguyễn Dữ đã giúp người đọc hình dung đến một con người có thật, mọi người sẽ tin vào tính xác thực của câu chuyện; đồng thời hướng đến hành đồng chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn.

* Hành động của nhân vật Ngô Tử Văn

Nhân vật Ngô Tử Văn được xây dựng là nhân vật có tính cách cương trực, luôn bất bình trước cái ác và cái xấu, hành động của Ngô Tử Văn trong câu chuyện là hành động đốt đền.Nguyên nhân: Do Ngô Tử Văn bất bình với tướng giặc họ Thôi, không giúp đỡ dân lành mà còn tác yêu, tác quái trong đền.

– Quá trình đốt đền:

Hành động đốt đền là hành động theo tín ngưỡng dân gian là tội báng bổ thần thánh, việc làm không ai dám làm. Nhưng Ngô Tử Văn dám làm.Trước khi đốt, Ngô Tử Văn đã tắm rửa sạch sẽ, khấn vái thần linh, trời đất. Vì vậy hành động đốt đền này xuất phát từ sự cương trực, nghiêm túc, không xúc phạm đến thần linh.

– Ý nghĩa việc đốt đền: Dám đứng lên chống lại cái ác, ca ngợi hành động chính nghĩa.

*Sự kiện sau khi đốt đền

Ngô Tử Văn về nhà cảm thấy khó chịu trong người, cơ thể run lên từng đợt. Sau đó, Ngô Tử Văn đã có màn đối thoại với tướng giặc họ Thôi, thổ công và Diêm Vương.Đối với tướng giặc: Họ Thôi giả làm cư sĩ đến doạ Tử Văn, đòi xây lại đền. Tử Văn không đáp lại, ngồi ung dung.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa rõ nét nhân vật qua hành động, lời nói. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật thành công qua những xung đột kịch tính. Sử dụng các chi tiết kì ảo, hoang đường.

III. Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật Ngô Tử Văn

Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn Ngắn Gọn – Bài 1

Bài văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn ngắn gọn sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin hay và thú vị về nhân vật đặc biệt này.

Nguyễn Dữ đã dựng lên một “Truyền kì mạn lục” xứng đáng là một “thiên cổ kì bút” trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong các tác phẩm xuất sắc nhất nằm trong “Truyền kì mạn lục”, người ta thường nhắc tới “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một người ngay thẳng, chính trực nhưng nóng nảy. Khi chứng kiến một ngôi đền thờ Thổ công vốn là một Ngự sử đời Lý Nam Đế bị một hồn ma họ Thôi chiếm giữ, ông đã ra tay phóng hóa đốt đền. Nhưng tên tướng họ Thôi kia đã dâng sớ tấu bày với Diêm Vương, dọa chàng Tử Văn phải dựng lại đền cho hắn. Nhưng với tính tình ngay thẳng của mình, chàng đã cự tuyệt và bị bắt xuống Minh ti hỏi tội.

Được Thổ công bày cách từ trước nên tại Minh Ti điện, chàng đã vạch trần tội danh của kẻ gian tà khiến hắn bị bắt, bỏ ngục Cửu U, còn chàng được trở lại dương gian. Thấy Tử Văn tính ngay thẳng, cương trực, Thổ công đã tiến cử chàng chức Phán sự đền Tản Viên, chàng vui vẻ nhận lời và “không bệnh mà mất”. Sau này, chàng đi mây về gió, làm phận sự giúp ích cho đời.

Chỉ qua nhân vật Tử Văn, chúng ta thấy được tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện. Bằng những lời giới thiệu về tên tuổi, tự, danh hiệu, tính tình,… con người Tử Văn hiện lên rõ ràng và phẩm chất của chàng càng được bộc lộ rõ qua hành động đốt đền. Hồn ma họ Thôi nổi lòng tà, thậm chí định qua mắt cả Diêm Vương. Thế nhưng, hắn vẫn bị vạch trần, bắt tội.

Xem thêm: Danh Sách Top 12 Phòng Tập Gym Hà Nội Chất Lượng Tốt Nhất, Danh Sách Các Phòng Tập Gym Ở Tp

Qua đây, có thể thấy rằng Nguyễn Dữ đang muốn nói rằng thời đại của ông với đầy rẫy những tệ phong, cái xấu, cái tà đang nổi lên ngày một nhiều. Thế nhưng cái tà sẽ không bao giờ thắng được chính, tức khắc sẽ bị tiêu diệt. Tên hộ Thôi đại diện cho cái xấu bị tiêu diệt còn chàng Tử Văn chính trực được thăng quan, tiếp tục giúp đời.

Đọc tác phẩm, ta cũng thấy được ý nghĩa hiện thực và nhân đạo mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm. Đó là hiện thực về một xã hội đang bị những điều xấu xa thao túng. Nhưng con người “kẻ sĩ” phải luôn có bản lĩnh, cương trực thì tất sẽ giành được chiến thắng. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng được viết theo lối văn xuôi kết hợp yếu tố kì ảo. Đồng thời nó cũng được kết hợp các biện pháp nghệ thuật khác, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết câu chuyện công phu, tỉ mỉ, khắc họa rõ nét nhân vật.

Truyện đề cao những con người giàu tinh thần dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh chống lại bất công, đòi lại công bằng cho chính nghĩa. Dạy cho ta bài học về sự bản lĩnh trong cuộc sống, phải mạnh mẽ, cứng cỏi, giữ chính kiến đương đầu với khó khăn thử thách, chính nghĩa ắt sẽ thắng gian tà, xảo quyệt. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cho thấy tài năng trong nghệ thuật của tác giả trong việc đưa người đọc đến với thế giới li kì, huyền bí của ma quỷ thần tiên. Với những tình tiết vô cùng bất ngờ và khéo léo dẫn dắt tạo nên một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật hàm chứa tư tưởng lớn lao.

Tham khảo bài ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi Lớp 10✅ Hay nhất

*

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn Đơn Giản – Bài 2

Với đề bài “Viết đoạn văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn đơn giản” thì các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây.

Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Theo quan niệm của dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến thần thánh. Tử Văn cũng biết điều đó nhưng chàng không sợ. Hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “vốn ghét sự gian tà” của chàng. Sự khẳng khái, bộc trực của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại.

Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Vì thế mà việc làm đốt đền của Tử Văn là đáng ca ngợi. Hành động đó xuất phát từ ý‎ muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, từ lòng tự tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ. Và đó cũng là hành động châm ngòi nổ cho một cuộc chiến giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Bài Văn Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn Chi Tiết – Bài 3

Bài văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn chi tiết là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả.

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Phải chăng cũng vì vậy mà hình tượng của người trí thức được yêu mến và nhắc đi nhắc lại trong nhiều tác phẩm lúc bấy giờ? Nguyễn Dữ cũng đã góp thêm nét vẽ chân dung người trí thức đương thời qua hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục”.

Ngô Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu rất ngắn gọn và cụ thể về tên họ, quê quán, tính tình và phẩm chất. Đây là một lối giới thiệu rất đặc trưng của văn xuôi trung đại. Tác giả đã để cho nhân vật hiện lên qua những nét rất cơ bản nhưng đặc biệt trực tiếp giới thiệu được tính cách, phẩm chất của nhân vật để từ đó dẫn dắt đến những sự việc hoặc những tình tiết xảy ra trong câu chuyện “Chàng khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được”.

Đó không phải chỉ là những lời đánh giá chủ quan mà như một lời nhận xét rất khách quan “vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Tính cách ấy, Tử Văn vẫn giữ nguyên tới cuối tác phẩm và là tiền đề cho hành động quyết liệt của nhân vật sau này. Không vòng vo, nhân vật Tử Văn đã nhanh chóng đến với người đọc một cách vô cùng chân thực mang bóng hình của một bậc trí thức, nhà Nho cương trực.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.

“Đốt đền” đó là một hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi của tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gội chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học.

Đó không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn.

Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu nhược.

Ngô Tử Văn đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, nó không chỉ ở cõi trần, cõi người mà còn cả âm ti, địa phủ. Chàng bị quỷ bắt xuống địa ngục và sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng tinh thần khẳng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà còn sáng lên hơn bao giờ hết.

Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai không một chút nhún nhường. Dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng chàng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Chiếc mặt nạ của hắn rơi xuống cũng là lúc lá cờ chiến thắng của chính nghĩa giương lên mà chính Tử Văn là người cầm lá cờ ấy một cách kiêu hãnh.

Cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn là một tấm gương phản chiếu nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi, thái độ kiên quyết chống lại những thế lực đen tối của một kẻ sĩ. Lời bình kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cùng với hình tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên, cổ vũ thôi thúc người trí thức hành động quyết liệt để công bằng, chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi thời đại.

Đọc thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du

*

Đoạn Văn Thuyết Minh Về Nhân Vật Ngô Tử Văn Ngắn Hay – Bài 4

Cùng tham khảo cách hành văn ngắn gọn, lôi cuốn trong đoạn văn thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn ngắn hay sau đây nhé!

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khẳng khái, trung trực.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.

Xem thêm:

Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt: khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà gian. Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Lời bình kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cùng với hình tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên, cổ vũ thôi thúc người trí thức hành động quyết liệt để công bằng, chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi thời đại.

Tặng bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *