Đối với một doanh nghiệp, dù là kinh doanh sản phẩm gì, theo phương thức nào thì việc xây dựng một triết lý kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Triết lý kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu, niềm tin trong lòng khách hàng mà nó còn chính là những tổng quan các giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại. Để có cái nhìn rõ nét hơn nữa, trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem triết lý kinh doanh là gì mà nó lại được xem là nền tảng xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.

Đang xem: Triết lý kinh doanh là gì

Triết lý kinh doanh là gì?

Như các bạn đã biết, trong quá trình xây dựng – sản xuất và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn đề ra cho mình một triết lý kinh doanh. Đây được hiểu là một phương tiện để doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích dẫn dắt nhân sự và phát triển các hoạt động kinh doanh dựa trên một nguyên tắc, đạo lý đã được xây dựng từ ban đầu.

*

Triết lý kinh doanh là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm

Tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp

Phần mở đầu, chúng ta đã cùng nhau lý giải triết lý kinh doanh là gì. Hiểu được khái niệm sâu xa đó, với nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững thì việc xây dựng một văn hóa làm việc chuẩn mực sẽ mang lại những giá trị chung, đậm bản sắc văn hóa, nhờ đó mà gây được thiện cảm không chỉ với nhân viên mà còn đối với phía khách hàng và đối tác. Việc xây dựng triết lý kinh doanh sẽ đào tạo được đội ngũ nhân lực không chỉ có tác phong làm việc chuyên nghiệp và nó còn giúp phát huy những ý tưởng, tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh.

– Mỗi một triết lý kinh doanh đều ẩn chứa những sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, đây được xem là đích đến mà mọi doanh nghiệp đều muốn phấn đấu để đạt được nó.

– Triết lý kinh doanh mang tính khái quát cao, ổn định và khó thay đổi bởi nó phản ánh tinh thần cốt lõi của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy mà đây được xem là cơ sở để bảo tồn những giá trị văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp và lâu đời.

– Triết lý kinh doanh giúp gắn kết các thành viên trong một doanh nghiệp, là nguồn lực để phát huy tính sáng tạo, làm việc hăng say, thống nhất vì một mục tiêu chung của tập thể.

*

Xây dựng triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bềm vững

Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp

1. Phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực

Đào tọa nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc lập ra mục tiêu và ý tưởng kinh doanh giúp định hướngcho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

2. Xây dựng phong cách đặc thù cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh tạo ra giá trị chuẩn mực, các hành vi cho cán bộ nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp. Điều này tạo lên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong doanh nghiệp, mang những nét độc đáo, riêng biệt của doanh nghiệp đó.

3.Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phương thức phát triển bền vững

Triết lý kinh doanh nó phản ánh tinh thần ý thứccủa doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất và có tính khát quát cũng như rất khó thay đổi.Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị.

Xem thêm: Các Bộ Phim Cấp Ba Nổi Tiếng, Top 8 Bộ Phim Cấp Ba 18+ Hay Nhất Mọi Thời Đại

4. Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể

Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ.

5. Công cụ định hướng cho doanh nghiệp

Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để định hướng cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nếu thiếu đi thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một số triết lý kinh doanh dành cho doanh nghiệp

Hiểu được triết lý kinh doanh là gì và tầm quan trọng của triết lý kinh doanh, sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một số triết lý kinh doanh tồn tại theo thời gian dành cho doanh nghiệp của bạn.

Đừng vì thất bại mà dừng lại

Đã là một doanh nghiệp dù là kinh doanh sản phẩm gì thì cũng có lúc gặp những khó khăn, nhất là vấn đề về tài chính. Khi công việc diễn ra không được như mong muốn, bộ máy hoạt động cũng trở nên áp lực, mệt mỏi dẫn đến nguy cơ giải thể là rất cao. Điều cần làm lúc này chỉ có thể là kiên trì và tiếp tục tìm ra những giải pháp để vực dậy lại doanh nghiệp.

Thời điểm bạn đưa ra quyết định dừng lại chính là lúc bạn chấp nhận thất bại. Bằng bất cứ giá nào, hãy cố gắng theo đuổi những mục tiêu đến cuối cùng. Trải qua vô vàn những khó khăn, bạn sẽ coi đó là một điều tất yếu để có thể xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh, phát triển trường tồn với thời gian.

Lắng nghe là chìa khóa để thành công

*

Hãy lắng nghe thật kỹ là chìa khóa để thành công

Muốn doanh nghiệp phát triển và đi lên thì lắng nghe là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thay vì dành quá nhiều thời gian để nói về những thành tựu mà bản thân hay công ty đã đạt được thì việc tập trung vào việc lắng nghe sự phản hồi từ phía đối tác, khách hàng thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có cái nhìn nhận tổng thể về những thứ mà mình chưa thật sự làm được.

Ngoài ra, lắng nghe chính là một cách để bạn học hỏi sự thành công từ những doanh nghiệp đi trước. Luôn luôn lắng nghe, không ngừng học hỏi sẽ giúp cho công việc được diễn ra hiệu quả và năng suất hơn.

Không phải lời khuyên nào cũng thật sự hữu ích

Khi xây dựng, bạn thân chủ doanh nghiệp sẽ nhận được vô vàn những lời khuyên từ phía khách hàng, đối tác và cộng sự. Thế nhưng, không phải lời khuyên nào cũng có giá trị như nhau. Doanh nghiệp chỉ nên xem lời khuyên là một phương tiện giúp hoàn thiện bộ máy còn việc nhìn thẳng vào sự thật mới chính là lời khuyên hữu ích nhất, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Xem thêm:

Bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau lý giải triết lý kinh doanh là gì. Là một chủ doanh nghiệp, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một triết lý kinh doanh phù hợp để tiếp tục đưa doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững và trường tồn với thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *