Sữa chua được yêu thích trên toàn thế giới bởi hương vị thơm mát, độ chua vừa phải ngọt dịu phù hợp với các mùa, đặc biệt là mùa hè. Mách chị em cách làm sữa chua đơn giản nhất.

Sữa chua hay yaourt tên tiếng Pháp nhưng lại có nguồn gốc từ Cộng hòa Bulgaria. Trong sữa lên men có các chất dinh dưỡng như sắt, i-ốt, vitamin A, D, E, B12, Magie, canxi… rất tốt cho sức khỏe. Cách làm sữa chua tại nhà rất đơn giản nhưng chỉ cần có 1 bước không đúng công thức thì sữa chua có thể bị nước, đóng đá ăn bị lạo xạo trong miệng.

Đang xem: Cách làm sữa chua tại nhà

Để sữa có độ mịn, đặc sánh, trắng muốt và thơm mát, Bếp ustone.com.vn hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua ngon mịn cùng bí quyết đơn giản sau đây.

Cách làm sữa chua bằng sữa ông thọ

Chỉ cần 1 hộp sữa chua thường cùng sữa ông thọ là bạn đã có thể tự làm sữa chua ngon chuẩn vị.

1. Nguyên liệu làm sữa chua

– 1 hộp sữa đặc ông thọ

– 1 lon nước sôi , dùng lon sữa đặc để đong

– 2,5 lon sữa tươi không đường

– 220gr sữa chua cái, có thể mua trong siêu thị

– Hũ/lọ đã tiệt trùng hoặc ly nhựa, túi (bịch)

Nguyên liệu chính làm trong cách làm sữa chua đơn giản nhất bằng sữa đặc

2. Công thức làm sữa chua ngon

Bước 1: Làm hỗn hợp sữa

– Cho sữa tươi và sữa ông thọ vào cùng trong xoong, thêm 1 lon nước sôi khoảng 75 – 90 độ, khuấy đều cho tan sữa.

– Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi lăn tăn, nếu thích ngọt thì cho thêm đường khuấy cho tan rồi tắt bếp, để hỗn hợp khoảng 30 phút cho nguội bớt.

*

* Mẹo hay: Sữa chua cái để ngoài nhiệt độ thường cho tan hết mới làm. Khuấy theo một chiều, càng khuấy đều thì sữa càng mịn và ngon. Sữa chua cái là một hộp sữa chua hoàn thiện trong siêu thị.

Cho sữa cái vào khuấy đều theo một chiều, rây hỗn hợp để mịn hơn

Bước 3: Cách ủ sữa chua

Có nhiều cách ủ sữa chua, bạn có thể lựa cách phù hợp để thực hiện:

– Ủ bằng thùng xốp: Đổ sữa chua còn đang ấm vào từng hũ nhỏ hoặc túi. Đổ nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng, 1 nguội ngập ⅔ hũ hoặc túi, đậy nắp thùng lại và ủ trong khoảng 7 – 8 tiếng.

– Ủ bằng nồi cơm điện: Nước và thời gian tương tự như cách ủ với thùng xốp. Nếu trời lạnh sau mỗi 2 tiếng để nồi cơm ở chế độ giữ ấm “keep warm” khoảng 15 phút rồi rút điện ra.

– Ủ bằng máy ủ chuyên dụng: Đổ sữa còn ấm ra từng hũ, đặt cốc vào máy ủ, bật chế độ ủ tùy chọn, nếu mùa hè ủ 4 – 6 tiếng, mùa đông ủ 5 – 8 tiếng.

Ủ xong sữa chua màu trắng ngà cực kỳ đẹp mắt. Khi ăn, sữa chua có độ sánh, mịn và mùi thơm dễ chịu. Để vào tủ lạnh ăn dần.

* Mẹo hay: Nhiệt độ lý tưởng nhất để ủ sữa chua là 70 độ C. Tùy vào thời tiết để có thời gian ủ hợp lý. Tuyệt đối không di chuyển khi đang ủ tránh sữa bị long. Thời gian ủ không quá 8 tiếng nếu không sữa sẽ bị chua gắt.

Ủ sữa chua trong thùng hoặc dùng nồi cơm điện để có được độ chua vừa ý

MỘT SỐ CÁCH LÀM SỮA CHUA KHÁC

Ngoài cách làm sữa chua đơn giản nhất từ sữa tươi thì có thể thêm một vài nguyên liệu khác như nếp cẩm, nha đam để có được các món hấp dẫn khác như sau:

1. Cách làm sữa chua dẻo

– Lá gelatin ngâm nước lạnh 10 phút, vắt nước và cho vào hỗn hợp sữa đặc cùng sữa tươi khuấy đều, cho sữa chua cái vào khuấy, làm xong cho vào hũ, đem ủ như cách làm trên.

– Ủ xong cho vào ngăn mát, chờ cứng lại, cắt thành từng miếng ăn, có thể ăn kèm hoa quả rất ngon.

Món này ăn cùng trái cây rất hấp dẫn

Cách làm sữa chua dẻo này thơm ngon, lạ miệng. Những miếng sữa chua dẻo thơm, ngậy ngậy xen lẫn hương vị thanh mát đặc trưng của các loại quả khiến người ăn khó lòng cưỡng lại.

2. Cách làm sữa chua nha đam

– Nguyên liệu cần thêm 1 nhánh nha đam.

– Nha đam nạo lấy phần trắng, rửa nước lạnh nhiều lần. Ngâm với muối và chanh 5 phút rồi rửa lại, thực hiện cho tới khi hết nhớt.

– Cắt nha đam thành miếng hạt lựu, đem nấu trong nước sôi 45 giây – 1 phút, vớt ra ngâm ngay vào 200ml nước đá lạnh có pha thêm 2 muỗng đường. Để từ 1 – 2 tiếng cho ngấm, vớt ra để ráo.

– Phần sữa chua hòa xong hết các hỗn hợp thì cho thêm nha đam vào khuấy đều, đổ vào hũ mang đi ủ như cách làm trên.

Nha đam sữa chua giòn sần sật

Sữa chua nha đam tự làm với vị ngọt nhẹ cực dễ ăn. Phần nha đam tươi giòn sần sật thêm vị thanh mát rất hợp với mùa hè.

3. Cách làm sữa chua uống không cần ủ

Vẫn với nguyên liệu trong cách làm sữa chua bằng sữa ông thọ, để có được chai sữa chua uống không cần ủ, bạn thực hiện thêm các bước như sau:

– Thêm nước lọc vào nồi rồi bắc lên bếp đun nóng ước chừng 70 – 80 độ C. Bạn tuyệt đối không được đun nước sôi bởi khi nhiệt độ quá cao sẽ làm cho men sữa chua bị chết.

– Tiếp đến, từ từ cho phần sữa đặc đã chuẩn bị vào nồi nước. Chú ý, dùng thìa khuấy liên tục theo 1 chiều để sữa tan ra.

– Khi đã thu được phần sữa nhạt, bạn cho tiếp hộp sữa chua vào để làm men.

– Dùng thìa khuấy nhẹ nhàng để sữa chua tan ra mà không làm ảnh hưởng tới quá trình lên men.

– Rót hỗn hợp này vào các chai nhỏ rồi đậy kín nắp lại.

– Xếp chai sữa chua vào nồi rồi đổ nước nóng ngập ⅔ chai là được. Đậy nắp lại sau đó mang ra ngoài nắng để 6 tiếng. Lưu ý, nên chọn thời gian nắng to nhé.

– Sau khi ủ nắng sữa chua xong là bạn có thể mang ra thưởng thức.

Cách làm sữa chua uống không cần ủ này vừa đơn giản lại thơm ngon. Màu sắc của sữa chua cực kỳ đẹp mắt. Bạn có thể xay thêm các loại trái cây rồi ăn kèm hoặc uống sữa chua luôn cũng rất thơm ngon.

Sữa chua uống nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian bảo quản từ 3 – 7 ngày không lo hỏng.

Bí quyết đặc biệt để làm sữa chua không bị tách nước, đông đá

– Để sữa chua mịn, đặc sánh thì tỉ lệ kết hợp giữa sữa chua cái, nước, sữa tươi, sữa đặc… phải đúng, hãy thực hiện với theo công thức ở phần nguyên liệu.

– Đừng bỏ qua bước rây hỗn hợp để đảm bảo nguyên liệu mịn và sánh.

– Thời gian ủ chỉ từ 6 – 8 tiếng, nếu quá sẽ khiến sữa bị lên men quá, chua gắt ảnh hưởng tới thành phẩm. Chú ý nhiệt độ ủ sữa chua, nên duy trì mức nhiệt 40 độ C.

Xem thêm:

– Với những người mới học cách làm sữa chua lần đầu thì nên sử dụng máy làm sữa chua chuyên dụng. Tránh dùng nồi cơm điện ủ sữa chua như thế rất dễ khiến mẻ sữa của bạn thất bại đấy.

– Tránh để sữa chua trong ngăn đá vì nhiệt độ quá thấp sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn đồng thời làm cho sữa chua xuất hiện tình trạng tách nước.

Cách thưởng thức và bảo quản sữa chua

Bên cạnh việc tuân thủ cách làm sữa chua thì việc thưởng thức và bảo quản sao cho đúng cũng cực kỳ quan trọng.

– Nếu thích sữa chua uống thì để thành phẩm trong ngăn mát cho lạnh và dùng.

– Người thích nếp cẩm có thể mua ngoài hàng về trộn đều với sữa chua ăn cũng rất ngon.

– Thêm hoa quả như đu đủ, nho, nhãn, dâu tây, dưa hấu, xoài…để làm thành sữa chua hoa quả rất dễ ăn. Với mít, biến tấu nhanh, thái sợi cho thêm đá bào vào trộn đều ăn rất thơm.

– Còn đối với ai thích ăn sữa chua đánh đá thì dùng đá bào, cho vào cốc sữa chua đánh tan lên là dùng.

Sữa chua tự làm vì không có chất bảo quản nên dễ hỏng hơn so với sữa chua bán sẵn. Bạn nên cất sữa chua vào ngăn mát của tủ lạnh sau đó điều chỉnh nhiệt độ ở ngưỡng từ 6 – 8 độ C. Đừng để sữa chua tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nhé.

Sữa chua bao nhiêu calo?

Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sữa chua. Ngoài cách làm sữa chua, thì sữa chua chứa bao nhiêu calo và ăn nhiều có béo hay không cũng là thắc mắc mà nhiều người quan tâm.

Trên thực tế, tùy vào loại sữa chua bạn lựa chọn mà hàm lượng calo sẽ có sự chênh lệch. Thông thường, cứ 100g sữa chua sẽ chứa:

– Sữa chua không đường: 85.3 calo

– Sữa chua có đường: 105 calo

Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng
Protein 3.7g
Chất béo 3.3g
Nước 88%
Chất đạm 3.5g
Carb 4.7g
Đường 4.7g

Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu khác trong sữa chua như: Vitamin B12, Photpho, Vitamin B2, canxi…

Ăn sữa chua có tốt không?

Sữa chua được biết đến là một trong những món ăn tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia đã chỉ ra một số tác dụng của sữa chua như sau:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong sữa chua có chứa một lượng lớn các lợi khuẩn như lactobacillus và bifidobacterium. Những men vi sinh này có khả năng giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện triệu chứng của các bệnh trong đó có hội chứng ruột kích thích.

Không những thế, người ta còn tìm thấy trong sữa chua hoạt chất giúp ngăn chặn sự tấn công của loại vi khuẩn gây viêm loét.

Đây là lí do các mẹ rất thích học cách làm sữa chua để có thể chiêu đãi cả nhà món ăn vặt ngon, tốt cho sức khỏe nhất.

2. Hỗ trợ đào thải cholesterol trong máu

Bạn có biết, sữa chua giúp cân bằng và đảm bảo cho máu trong cơ thể hoạt động ổn định. Ngoài ra, các vi khuẩn trong sữa chua còn giúp đào thải các cholesterol thừa trong máu ra bên ngoài từ đó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

3. Tốt cho xương khớp

Một trong những lí do khiến các chị em học cách làm sữa chua tại nhà đó chính là bởi công dụng của loại đồ ăn này với sức khỏe. Một trong những lợi ích của sữa chua mà bạn không thể bỏ qua chính là duy trì hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.

Các chuyên gia đã tìm thấy, trong sữa chua có hàm lượng không nhỏ các vitamin D, canxi cùng protein dồi dào. Ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, nếu bạn ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn nhiều so với thông thường.

Nguyên nhân là do trong sữa chua có chứa các probiotic cùng vitamin A, vitamin nhóm B cùng vitamin C. Chúng sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn được tăng cường, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thông thường ví dụ như cảm cúm, ho sốt…

Nên ăn bao nhiêu sữa chua là đủ và lưu ý gì khi ăn?

Sữa chua tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không vì thế mà ăn quá nhiều mỗi ngày.

1. Ăn nhiều sữa chua có sao không?

Vì cách làm sữa chua rất dễ nên tủ lạnh của các gia đình hầu hết đều có món này. Sữa chua dễ ăn lại có nhiều công dụng với sức khỏe. Nhưng cũng vì thế mà nhiều người ăn “vô tội vạ”. Vậy ăn nhiều sữa chua trong một ngày có thật sự tốt?

Chia sẻ về vấn đề này, các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, ăn quá nhiều sữa chua có thể gây ra các hệ lụy cho sức khỏe:

– Mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi đang sinh sống ở trong đường ruột. Tác động xấu tới hệ miễn dịch khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh.

– Bụng cồn cào, khó chịu, ấm ách, nhất là với người mắc bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như dạ dày, đường ruột.

– Tăng nguy cơ béo phì vì trong sữa chua có chứa lượng đường không nhỏ.

– Khó thở, phát ban thậm chí là nôn ói nếu bị dị ứng.

Vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu sữa chua là đủ? ăn vào thời điểm nào?

Các bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ ¼ – 2 hộp sữa chua. Tùy vào đối tượng sử dụng mà liều lượng sẽ khác nhau.

– Người lớn ăn tối đa là 2 hộp sữa chua sau bữa ăn chừng 1 – 2 tiếng đồng hồ.

– Trẻ em chỉ nên cho ăn từ ¼ – ½ hôp/ngày.

Những người đang giảm cân, giữ dáng hoặc mắc các căn bệnh liên quan đến tiểu đường, béo phì mà muốn ăn sữa chua thì nên chọn loại không đường để tránh tác động xấu tới sức khỏe.

2. Một vài lưu ý nhỏ khi ăn sữa chua mà mọi người nên biết

– Trong khi áp dụng cách làm sữa chua, nhiều chị em không để thành phẩm vào ngăn mát tủ lạnh thay vào đó là ngăn đông, điều này hoàn toàn sai lầm.

Theo các chuyên gia, việc để sữa chua đông đá sẽ vô tình khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt. Hơn thế, ăn loại sữa chua này cũng khiến cho bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, điển hình là viêm họng.

– Tuyệt đối không cho sữa chua vào lò vi sóng hâm nóng. Thay vào đó, bạn có thể để chúng ngoài nhiệt độ môi trường 2 – 3 tiếng sau đó mới sử dụng.

Không ăn sữa chua sau khi vừa uống thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Review Phim Tôi Không Phải Là Người Máy 2017 Hd Lồng Tiếng, Tôi Không Phải Là Người Máy 2017 Hd Lồng Tiếng

– Tránh ăn sữa chua cùng với các loại xúc xích hay thịt xông khói. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, nếu ăn sữa chua với những thực phẩm nói trên sẽ rất dễ sản sinh ra các nitrosamine – một trong những tác nhân gây nên bệnh ung thư.

Trên đây là các cách làm sữa chua ngon không sợ đông đá, tách nước đảm bảo mềm, mướt mịn. Các chị em hãy chọn cho mình một công thức làm sữa chua để chiêu đãi cả nhà nhé. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *