Tân Nhạc VN – Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Thời kỳ Hiện Đại – “Cánh Bướm Vườn Xuân” (“Cerisier Rose et Pommier Blanc”) – Louis Guglielmi

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Cánh Bướm Vườn Xuân” (“Cerisier Rose et Pommier Blanc”, “Cherry Pink and Apple Blossom White”) của hai nhạc sĩ Louis Guglielmi (Louiguy)Phạm Duy.

Đang xem: Cánh bướm vườn xuân nhạc pháp

Ông viết nhạc cho bản nhạc bất hủ “La Vie En Rose” với lời do ca sĩ Edith Piaf viết. Năm 1950 ông viết bản nhạc Jazz Nam Mỹ “Cerisier Rose et Pommier Blanc”, trở thành rất phổ thông và nổi tiếng trong tiếng Anh với tên “Cherry Pink (and Apple Blossom White)”.

Louis Guglielme sinh ở Barcelona. Học nhạc tại Conservatoire de Paris, cùng lớp với các nhạc sĩ nổi tiếng sau này — Henri Betti, Paul Bonneau and Henri Dutilleux.

Ông soạn nhạc nền cho khoảng một tá cuốn phim, bắt đầu với “La Rose De La Mer” (1946), và gồm các bản nhạc như “Mourir D’Aimer” (1970; tiếng Anh là “To Die of Love”). Một trong những bản nhạc phim cuối cùng của ông là cho phim găng-tơ “Verdict” (1974).

” data-medium-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg?w=186″ data-large-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg?w=450″ src=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg?w=474″ alt=”Nhạc sĩ Louis Guglielmi (1916-1991).” class=”size-full wp-image-153186″ srcset=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg 450w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg?w=93 93w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-1991.jpg?w=186 186w” sizes=”(max-width: 450px) 100vw, 450px” />Nhạc sĩ Louis Guglielmi (1916-1991).Bản “La Vie En Rose” của ông vẫn được các dàn nhạc trình tấu ngày nay.

Bản “Cerisiers Roses et Pommiers Blancs” có nhiều phiên bản tiếng Anh: “Cherry Pink and Apple Blossom White”, hay “Cerezo Rosa”, hay “Ciliegi Rosa”, hay “Gummy Mambo”. Nhạc trưởng Perez Prado thu âm bản này với dàn nhạc mà thôi, không có ca sĩ, với điệu Mambo đã thành công rực rỡ, lên đến hạng 1 trong 10 tuần trên Billboard (bản sắp hạng toàn quốc).

Đĩa này thành đĩa vàng và Billboard bình chọn “Cerisiers Roses et Pommiers Blanc” là nhạc phẩm số 1 của năm 1955. Nhạc phẩm này cũng thành công lớn ở Anh năm 1955. Và năm 1982, nhóm Moddern Romance của Anh trình diễn “Cerisiers Roses et Pommiers Blanc” lên đến “UK Top 20” của năm 1982.

Nhạc sĩ Louis Guglielme mất ở Vence.

Nhạc phẩm “Cerisier Rose et Pommier Blanc” (Bản tiếng Pháp của Jacques Larue)

Quand nous jouions à la marelleCerisier rose et pommier blancJ’ai cru mourir d’amour pour elleEn l’embrassant

Avec ses airs de demoiselleCerisier rose et pommier blancElle avait attiré vers elleMon coeur d’enfant

La branche d’un cerisierDe son jardin caressaitLa branche d’un vieux pommierQui dans le mien fleurissait

De voir leurs noeuds enlacésComme un bouquet de printempsNous vint alors la penséeD’en faire autant

Et c’est ainsi qu’aux fleurs nouvellesCerisier rose et pommier blancOn fait un soir la courte échelleÀ nos quinze ans

Non, non ne dites pas qu’à son âgeVous n’étiez pas si volageNon, non quand deux lèvres vous attirentJ’en sais peu qui peuvent dire non

Quand nous jouions à la marelleCerisier rose et pommier blancJ’ai cru mourir d’amour pour elleEn l’embrassant

Mais un beau jour les demoisellesFrimousse rose et voile blancSe font conduire à la chapellePar leur galant

Ah quel bonheur pour chacunLe cerisier tout fleuriEt le pommier n’en font qu’unNous sommes femme et mari

De voir les fruits de l’étéNaître des fleurs du printempsL’amour nous a chuchotéD’en faire autant

Si cette histoire est éternellePour en savoir le dénouementApprenez-en la ritournelleTout simplement

Et dans deux ansDeux bébés roses faisant la ronde gentimentVous chanterontCerisier rose et pommier blanc

Nhạc phẩm “Cherry Pink and Apple Blossom White” (Bản tiếng Anh của Mark David)

It’s cherry pink and apple blossom whiteWhen your true lover comes your wayIt’s cherry pink and apple blossom whiteThe poets say

The story goes that once a cherry treeBeside an apple tree did grow,And there a boy once met his bride to beLong, long ago

The boy looked into her eyesIt was a feat to enthrallThe breezes started their sighsThe blossoms started to fall

And, as they gently caressedThe lovers looked up to findThe branches of the two treesWere intertwined

And so that’s why the poets often writeWhen there’s a new moon up aboveIt’s cherry pink and apple blossom whiteWhen you’re in love

” data-medium-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=300″ data-large-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=474″ src=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=474&h=315″ alt=”Nhạc sĩ Phạm Duy.” width=”474″ height=”315″ class=”size-full wp-image-153190″ srcset=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=474&h=315 474w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=150&h=100 150w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg?w=300&h=199 300w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_nhe1baa1c-sc4a9-phe1baa1m-duy.jpg 620w” sizes=”(max-width: 474px) 100vw, 474px” />Nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhạc phẩm “Cánh Bướm Vườn Xuân” (“Cerisier Rose et Pommier Blanc” – bản tiếng Việt của NS Phạm Duy)

Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếuHoà đưa khát khao duyên nồng tình yêuVườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếucánh hoa mỹ miều

Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêuchợt đưa kiếp hoa u sầu quạnh hiuMột hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêudáng hoa yêu kiều

Cánh bướm ríu rít vui bên hoaHương hoa bay nhanh đưa xa xaSắc thắm cánh bướm không phôi phaHoa thêm xinh tươi vương câu caKhông gian như lắng trong bao laLúc cánh bướm nắng trong hương hoaTiếng hát thánh thót như ngân ngagió xuân la đà

Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoaNhư đang đắm say ru hồn lòng taVườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoaTiết xuân chan hòaTình xuân dâng ngát hoa

Dưới đây mình có bài:

– Cherry Pink (Cánh bướm vườn xuân), LOUIGUY (trích)

Cùng với 12 clips tổng hợp nhạc phẩm “Cánh Bướm Vườn Xuân” (“Cerisier Rose et Pommier Blanc”) do các ca nhạc sĩ lừng danh trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Cherry Pink (Cánh bướm vườn xuân), LOUIGUY (trích)

(Hoài Nam)

Tới đây, nói về thể điệu Cha-cha-cha.

Chỉ một vài năm sau khi Mambo làm mưa gió tại Bắc Mỹ và châu Mỹ La-tinh, thì bên này bờ Đại tây dương, một thể điệu gốc Cuba khác đã chinh phục cả lục địa Âu châu, đó là Cha-cha-cha.

Điều thú vị nhất liên quan tới Cha-cha-cha là thể điệu này không phải là công trình sáng tạo của nhiều thế hệ, hoặc nhiều người cùng thế hệ, mà chỉ là của một cá nhân: nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ vĩ cầm gốc da đen Enrique Jorrin (1926-1987).

Vào đầu thập niên 1950, Enrique Jorrin, khi ấy mới 24, 25 tuổi và là thành viên của một ban nhạc nọ, đã sử dụng óc sáng tạo và bỏ công thực nghiệm những cải biến của mình về nền nhạc và các vũ điệu của Cuba. Kết quả, năm 1953, Enrique Jorrin đã trình làng một thể điệu mới, cũng có 4 nhịp mạnh (beat) như Mambo nhưng nhanh hơn, và đặc biệt có thêm một nhịp lẻ (syncop) trước nhịp thứ tư, mà ông đặt tên là Cha-cha-cha.

Lập tức, thể điệu mới này đã làm mưa gió tại thủ đô Havana. Cùng thời gian này, Monsieur Pierre đang thăm viếng Cuba để nghiên cứu về các điệu vũ tại hòn đảo nổi tiếng này.

Monsieur Pierre (1890-1963) tên thật là Pierre Jean Phillipe Zuecher-Margolle, là một vũ sư gốc Pháp nổi tiếng bậc nhất tại Âu châu thời bấy giờ. Ông sống tại Anh quốc và mở trường khiêu vũ tại thủ đô Luân-đôn; ông cũng là một trong những người sáng lập World Dance Council (WDC), cơ quan điều hành các cuộc thi khiêu vũ Ballroom quốc tế hiện nay.

Monsieur Pierre được xem là người đã có công du nhập các điệu vũ Mỹ La-tinh vào Anh quốc, sửa đổi cho thích hợp, tiêu chuẩn hóa rồi giới thiệu với công chúng – từ Paso Doble của Tây-ban-nha, Tango của Á-căn-đình, tới Samba của Ba-tây, Rumba của Cuba, và sau đó là Cha-cha-cha (ở Âu châu và Bắc Mỹ gọi là Cha-cha) vào năm 1954.

Cha-cha-cha của Monsieur Pierre, tức Cha-cha-cha quốc tế (Ballrom Cha-cha-cha) so với Cha-cha-cha nguyên thủy của Cuba có khá nhiều khác biệt, nhưng về căn bản vẫn giống nhau ở chỗ có thêm một nhịp lẻ (syncop) trước nhịp mạnh thứ tư, và đặc biệt, khi khiêu vũ, bắt đầu vào bằng nhịp mạnh thứ hai, thay vì nhịp mạnh thứ nhất như các điệu vũ khác.

Trong khi không sexy bằng Mambo, Cha-cha-cha lại vui nhộn hơn, dễ nhảy hơn, và lẽ dĩ nhiên phổ cập hơn, bởi vì đây là vũ điệu mà mọi thành phần đối tượng, không phân biệt tuổi tác, nam nữ, vợ chồng, tình nhân, hay bè bạn… đều có thể cùng nhau ra sàn nhảy.

Cha-cha-cha cũng là một trong năm điệu vũ Mỹ La-tinh bắt buộc trong các cuộc tranh tài quốc tế (Ballroom), gọi là Latin Dance Group, gồm Rumba, Samba, Paso Doble, Cha-cha-cha và Jive (Swing).

Nguyên tắc di chuyển khi nhảy Cha-cha-cha (tiêu khiển chứ không phải biểu diễn) cũng rất đơn giản: nam tiến thì nữ lùi, và ngược lại. Chính vì nguyên tắc căn bản này, mà ngày xưa sinh viên học sinh rất thích nhảy Cha-cha-cha tập thể, một bên nam một bên nữ, cùng tiến cùng lùi, rất vui mắt và đẹp mắt.

Chúng tôi không nhớ đích bản Cha-cha-cha đầu tiên được du nhập vào miền nam Việt Nam là bản gì, chỉ biết một điều khi người Sài Gòn bắt đầu nhảy Cha-cha-cha vào cuối thập niên 1950, bản Cha-cha-cha phổ biến nhất (qua đĩa hát hoặc do các ban nhạc Phi-luật-tân trình diễn) là Rico Vasillon của nhà soạn nhạc gốc Cuba Ruben Gonzalez (1919-2003), vốn là nhạc sĩ dương cầm trong ban nhạc của Enrique Jorrin (người khai sinh thể điệu Cha-cha-cha).

Nhắc tới tựa đề Rico Vasillon, rất có thể nhiều độc giả nay đang ở tuổi “cổ lai hi” không còn nhớ là bản gì, nhưng chỉ cần đọc câu đầu trong lời hát mà ngày ấy trẻ con đặt để hát nhái theo, chắc chắn 100% người Sài Gòn sẽ nhớ ra ngay; câu hát ấy như sau: “Cha-cha-cha, ma-ní lấy chồng chà-dzà…”

Bản Cha-cha-cha được ưa chuộng kế tiếp tại Hòn ngọc Viễn đông, và cũng là một trong những bản Cha-cha-cha ngoại quốc đầu tiên được đặt lời Việt là bản Pepito, hoặc đầy đủ hơn, là Pepito mi Corazon, tiếng Tây-ban-nha có nghĩa là “Pepito, người yêu dấu của em”.

Xem thêm: Top 13 Cafe Phim Hd (Rạp Phim Mini) Tại Tphcm, Top 10 Phòng Chiếu Phim Hd Riêng Lẻ Tại Tphcm

Pepito là một sáng tác của ban nhạc Pháp Los Machucambos và đã đưa ban này lên đài danh vọng.

Gọi Los Machucambos là một “ban nhạc Pháp” chỉ vì nó được thành lập năm 1959 ở Quartier Latin – khu của sinh viên và nghệ sĩ – ở kinh thành ánh sáng Ba-lê, còn ba thành viên của ban nhạc không có ai là người Pháp cả!

Hai tay guitar Rafael Gayoso và Milton Zapata là người Tây-ban-nha và Pérou, nữ ca sĩ Julia Cortés là ái nữ của cựu Tổng thống Léon Cortés Castro xứ Costa Rica. Ngoài ra, khi thu đĩa hoặc trong những buổi trình diễn đặc biệt, Los Machucambos còn được sự tăng cường của một số ca nhạc sĩ gốc Mỹ La-tinh khác, cho nên giới mộ điệu ở Âu châu đã gọi Los Machucambos là “sự hội tụ của châu Mỹ La-tinh tại Ba-lê”.

Los Machucambos đã có công giới thiệu bản La Bamba, một ca khúc truyền thống nổi tiếng của Mễ tây-cơ, vào Âu châu, và đĩa nhạc này đã đoạt giải thưởng của Hàn lâm viện Âm nhạc Pháp quốc. Nhưng đỉnh cao sự nghiệp của Los Machucambos phải là bản Pepito, một trong những ca khúc điển hình nhất viết theo thể điệu Cha-cha-cha, mà cho tới ngày nay, vẫn tiếp tục làm mưa gió ở cả Âu châu lẫn châu Mỹ La-tinh.

Độc giả muốn xem một video sống động của bản Pepito, có thể vào YouTube: LISA DEL BO IN TOTZ met PEPITO -YouTube. Lisa del Bo, sinh năm 1961, là một nữ danh ca gốc Bỉ, rất được ái mộ ở Đức và các nước Âu châu.

Trước năm 1975, bản Pepito được đặt lời Việt với tựa Người tình Nam Mỹ, và được nữ ca sĩ Trúc Mai trình bày trong băng nhạc Shotguns 34. Sau năm 1975 tại hải ngoại, Ngọc Lan đã hát lại ca khúc này với lời hát có sửa đổi đôi chút. Căn cứ theo danh sách ca khúc ở bìa sau băng nhạc Shotguns 34, thì tác giả lời Việt của bản Người tình Nam Mỹ là Phạm Duy. Tuy nhiên trong danh sách các ca khúc, nhạc khúc ngoại quốc được Phạm Duy đặt lời Việt, được phổ biến trên Internet, chúng tôi không thấy ghi bản này (?).

Tới đây, nói về bản Cha-cha-cha quen thuộc và nổi tiếng nhất thế giới, đó là ca khúc Pháp có tựa đề Cerisier rose et pommier blanc (Hoa anh đào màu hồng và hoa táo màu trắng), được dịch sang tiếng Anh là Cherry Pink and Apple Blossom White, thường được gọi tắt là Cherry Pink, hoặc Cereza Rosa theo tiếng Tây-ban-nha; cũng có khi còn gọi là bản Gummy Mambo.

Thực ra, muốn cho chính xác, phải viết Cherry Pink là “bản nhạc quen thuộc và nổi tiếng nhất thế giới được trình bày theo thể điệu Cha-cha-cha”. Có nghĩa là ca khúc nguyên thủy không phải là một bản Cha-cha-cha!

” data-medium-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg?w=186″ data-large-file=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg?w=450″ src=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg?w=474″ alt=”Louis Guglielmi (1916-1991).” class=”size-full wp-image-153195″ srcset=”https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg 450w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg?w=93 93w, https://ustone.com.vn.files.wordpress.com/2016/07/louiguy_louis-guglielmi-1916-19911.jpg?w=186 186w” sizes=”(max-width: 450px) 100vw, 450px” />Louis Guglielmi (1916-1991).Trước khi đi vào nội dung ca khúc, cũng cần nói về chữ “cerisier” (tiếng Pháp), tức “cherry” (tiếng Anh) sử dụng trong ca khúc này. Đó là loài cây có hoa kết trái (fruit tree) thuộc họ prunus (mận), cho ta trái “cherry”, chứ không phải “hoa anh đào Nhật Bản” (japanese cherry blossom) chỉ có hoa mà không kết trái, được xếp vào loại cây cảnh (ornamental tree).

Cerisier rose et pommier blanc do Louiguy viết nhạc và Jacques Larue đặt lời vào năm 1950.

Louiguy là bút hiệu của nhà soạn nhạc gốc Tây-ban-nha Louis Guglielmi (1916-1991). Ông cũng chính là người đã viết phần nhạc cho ca khúc nổi tiếng La Vie en Rose của nữ danh ca Pháp Edith Piaf.

Còn Jacques Larue, tên thật là Marcel Ageron (1906-1961), là nhà viết lời hát tài ba và uy tín bậc nhất của Pháp. Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, Jacques Larue cũng là người đã viết lời Pháp cho bản Quizas Quizas Quizas với tựa Qui Sait Qui Sait Qui Sait.

Phần nhạc của bản Cerisier rose et pommier blanc ngày ấy được nhạc sĩ Louiguy viết dưới hình thức một bản “Jazz Mỹ La-tinh”, nhịp 4/4, được các ca sĩ trình bày theo một thể điệu vui tươi. Bởi nội dung lời hát của Jacques Larue cũng là những gì vui tươi:

Ngày xưa, dưới gốc cây anh đào và cây táo đang nở hoa, có hai trẻ nhỏ, một trai gái, cùng nhau chơi nhảy lò cò (hopscotch). Và theo các thi sĩ, dưới ánh trăng, dưới gốc hoa, tình yêu sẽ nảy sinh. Ngày tháng trôi qua, cũng như hoa anh đào và hoa táo của mùa xuân sang hè đã kết trái, đôi trẻ ngày xưa ấy đã yêu nhau, lấy nhau, và có hai con…

Người đầu tiên thu đĩa bản Cerisier rose et pommier blanc là nam ca sĩ André Claveau, tuy nhiên với thính giả ở Sài Gòn ngày ấy, bản này được biết tới qua tiếng hát của Tino Rossi – đệ nhất thần tượng ca nhạc và điện ảnh Pháp vào các thập niên 1940, 1950.

Qua năm sau, 1951, Cerisier rose et pommier blanc được tác giả Mark David đặt lời bằng tiếng Anh với tựa Cherry Pink and Apple Blossom White, gọi tắt là Cherry Pink, đồng thời được ban nhạc của nhạc trưởng gốc Cuba Perez Prado – người được mệnh danh là “ông vua Mambo” – hòa tấu.

Tới năm 1955, ban nhạc Perez Prado được mời thu đĩa lại bản Cherry Pink để làm nhạc đệm cho cuốn phim Underwater, và lần này, có thêm tiếng kèn trumpet của Billy Regis, Cherry Pink đã đứng nhất trên bảng xếp hạng toàn quốc Hoa Kỳ (Billboard) trong suốt 10 tuần lễ liên tục.

Là “ông vua Mambo”, dĩ nhiên Perez Prado đã trình tấu Cherry Pink theo thể điệu Mambo, vì thế, bản này còn được người Mỹ gọi là Gummy Mambo.

Cũng trong năm 1955, hai tuần lễ sau khi bản Cherry Pink của Perez Prado xuống khỏi bảng xếp hạng ở Hoa Kỳ, thì tại Anh Quốc, Cherry Pink do tay kèn trumpet thời danh Eddie Calvert trình tấu đã đứng hạng nhất tại vương quốc này trong 4 tuần lễ liên tục.

Tới cuối thập niên 1950, thời gian mà điệu nhảy Cha-cha-cha làm mưa gió khắp nơi trên thế giới, nhiều ban nhạc đã trình tấu bản Cherry Pink với phần hòa âm gần như giống hệt đĩa Cherry Pink của Perez Prado năm 1955, có khác chăng là thay vì thể điệu Mambo, các ban nhạc này đã trình tấu theo thể điệu Cha-cha-cha.

Tính cho tới nay, Cherry Pink vẫn tiếp tục được ghi nhận là bản nhạc dành cho ban nhạc hòa tấu (tiếng Anh gọi là instrumental) phổ biến nhất, cũng như Dòng Sông Xanh (Blue Danube) là bản cho dàn đại hòa tấu (orchestral) phổ biến nhất xưa nay.

Ngoài hai đĩa nhạc do ban Perrez Prado và ban Oracle Band hòa tấu, Cherry Pink còn được ưa chuộng qua nghệ thuật trình bày của các ban nhạc nổi tiếng khác, như Xavier Cugat, James Last…; về độc tấu tây ban cầm, bản do Chet Atkins đàn vào năm 1955, được ghi nhận là đĩa nhạc đầu tiên.

Về đơn ca, bản do nam ca sĩ Mỹ Pat Boone thu đĩa năm 1960 có lẽ là đĩa nhạc phổ biến nhất.

Riêng tại miền nam Việt Nam, ngay từ giữa thập niên 1960, Cherry Pink cũng là bản bắt buộc của các tay kèn trumpet, và giới thưởng ngoạn cũng thường lấy bản này để đánh giá tiếng kèn của họ.

Còn với những người yêu chuộng bộ môn khiêu vũ, trước khi các bản Cha-cha-cha của ban Santana làm mưa gió vào đầu thập niên 1970, thì Cherry Pink là bản Cha-cha-cha quen thuộc nhất trên các sàn nhảy của Sài Gòn năm xưa.

Xem thêm:

Trước năm 1975, Cherry Pink đã được đặt lời Việt với tựa Cánh bướm vườn xuân. Một số nguồn tài liệu trên Internet ghi tác giả là Phạm Duy, tuy nhiên tương tự trường hợp bản Pepito (Người tình Nam Mỹ), trong danh sách (được phổ biến trên Internet) các ca khúc, nhạc khúc ngoại quốc được Phạm Duy đặt lời Việt, chúng tôi cũng không thấy ghi bản này.

(Hoài Nam)

oOOo

Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisier Rose et Pommier Blanc) – Ca sĩ Carol Kim:

 

Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisier Rose et Pommier Blanc) – Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung:

 

Cánh Bướm Vườn Xuân (Cerisier Rose et Pommier Blanc) – Ca sĩ Mỹ Hương, Vũ Phong Vũ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *