Bạn đã biết gì về ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình để chinh phục người nghe ngay từ những giây đầu tiên hay chưa? Có một sự thật là dù bạn có chuẩn bị nội dung thuyết trình hay đến đâu, nhưng chỉ đứng im như tượng khi thuyết trình, thì bạn khó có thể nào mà thành công được. Để giúp các bạn tránh được tình trạng này, hôm nay ustone.com.vn sẽ chia sẻ cho các bạn việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình “từ chân tơ đến kẽ tóc” cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

– Không giấu đôi bàn tay vào túi trong khi thuyết trình bởi nó sẽ làm cho khán giả thấy bạn đang bị mất bình tĩnh và thiếu đi sự tự tin. Ngoài ra, đây còn là một trong những biểu hiện thiếu tôn trọng khán giả, giống như bạn đang là cấp trên của họ.

– Không khoanh tay trước ngực bởi nó dễ gây hiểu lầm rằng bạn đang phòng thủ một điều gì đó. Chính điều này khiến khán giả cảm thấy bạn không thực sự nhiệt tình trong chính bài thuyết trình của mình.

– Không chuyển động chân quá nhiều vì nó là một biểu hiện của việc khó kiểm soát khi bạn đang mất tự tin, không thoải mái. Tuy nhiên bạn không nên đứng im một chỗ trong khi thuyết trình. Hãy di chuyển có chừng mực để bài thuyết trình của bạn trở nên thu hút nhất.

*

Nụ cười là vũ khí lợi hại khi thuyết trình

– Không lảng tránh ánh mắt của khán giả là một trong những nguyên tắc khắc cốt ghi tâm bạn phải nhớ. nếu bạn chứ thật sự tự tin, hãy chọn một điểm cố định như: sống mũi, hoặc trên đầu người nghe để tạo nên cảm giác chân thật nhất khi tương tác với khán giả trong bài thuyết trình.

– Nụ cười là vũ khí lợi hại giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người nghe, nhờ vậy mà thông điểm của bạn cũng được truyền tải một cách rõ ràng và có thiện cảm. Vì thế, đừng quên sử dụng nụ cười một cách hợp lý để nó trở nên thật sự đáng giá hơn ngàn lời nói nhé.

Biểu hiện ngôn ngữcơ thể trong thuyết trình

1. Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình qua ánh mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, trong thuyết trình nó làm nhiệm vụ truyền tải thông tin. Một người có kinh nghiệm sẽ vận dụng ánh mắt một cách thích hợp và khéo léo để thể hiện tình cảm, cũng như lan tỏa đến người nghe. Do đó, khi thuyết trình, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện để thể hiện sự gần gũi giống như bạn đang nói chuyện riêng với họ vậy.

*

Sử dụng ánh mắt trong thuyết trình sẽ giúp bạn làm nhiệm vụ truyền tải thông tin

Bạn có thể thể hiện ngôn ngữ cơ thể mắt trong thuyết trình bằng cách:

– Nhìn thằng: Nhìn về phía trước, điểm nhìn phải rơi vào giữa mặt người nghe.

– Nhìn theo hình vòng tròn: Mắt của người thuyết trình phải quét từ phải sang trái, từ trước ra sau, tiếp xúc ánh mắt của toàn thể người nghe, tăng cường liên hệ ánh mắt giữa 2 bên.

– Cách nhìn điểm: Đây là cách nhìn ngẫu nhiên, ánh mắt chăm chú quan sát một người hoặc một góc riêng biệt.

– Cách nhìn lướt: Đây là cách nhìn mà người thuyết trình sẽ nhìn khán giả nhưng thực sự là không thấy họ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Gửi Đồ Qua Bưu Điện Từng Bước Một Từ A, Cách Ship Cod Bưu Điện

– Nhắm mắt: Khi cần thể hiện tình cảm hoặc thái độ nào đó thì người nói có thể nhắm mắt tạm thời và im lặng trong một khoảnh khắc.

Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, bạn không nên chỉ nhìn về một phía. Thực tế, bạn chỉ cần nhìn từ 2 – 3 giây rồi chuyển ánh mắt qua đối tượng khác. Như vậy, bạn mới có thể tương tác được nhiều khán giả hơn.

2. Nụ cười và biểu cảm của gương mặt

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, chẳng có lý do gì mà bạn từ chối sử dụng nó trong buổi thuyết trình đúng không! Khi thuyết trình, nụ cười sẽ tạo dựng được mối quan hệ hài hòa giữa người thuyết trình và người nghe. Ngoài ra, nó còn giúp bạn “đánh bay” căng thẳng, sự khô khan khi phải truyền đạt những lý luận khoa học mang tính trừu tượng.

*

Khi thuyết trình bạn nên quan tâm đến nụ cười và biểu cảm của gương mặt

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến biểu hiện của khuôn mặt. Đừng khiến khán giả nhận xét bạn là pho tượng biết nói. Biểu hiện của gương mặt phải tự nhiên, thay đổi nhiều nét mặt. Đây cũng chính là cách giúp bạn xây dựng được sự tự tin và thể hiện bài thuyết trình thuyết phục hơn.

3. Hành động của đôi tay

Não thường có thói quen ghi nhớ một câu chuyện khi nó được liên hệ với một hành động cụ thể. Đây chính là nguyên tắc của nghệ thuật trò chuyện bằng tay. Nếu bạn muốn người nghe ấn tượng hơn về thông điệp mà bạn truyền tải, thì bạn hãy nhấn nhá bài nói của mình tại những điểm quan trọng bằng một cử chỉ tay dứt khoát.

Tuy nhiên, không phải vận dụng tay lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Nếu không được sử dụng đúng hoặc lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ mất đi sức mạnh của nó, đôi khi còn làm phản tác dụng. Đây chính là ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình bạn cần khắc cốt ghi tâm.

4. Tư thế cởi mở

Nếu bạn có thói quen chắp tay sau lưng, khoanh tay trước ngực thì hãy bỏ ngay đi nhé! Bởi những hành động này khiến khán giả cảm thấy không được tôn trọng và không hào hứng khi bạn chia sẻ câu chuyện của mình. Như vậy thì làm sao bạn có thể thuyết phục được khán giả đón nhận bài thuyết trình? Để làm được điều này hãy xây dựng một tư thế cởi mở bằng cách đứng thẳng lưng, đầu gối thả lỏng, đôi tay luôn mở rộng để cử động linh hoạt theo lời nói.

5. Di chuyển để làm chủ sân khấu

Làm sao để người nghe không rời mắt theo dõi từng bước chân của mình khi thuyết trình? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần tưởng tượng bục giảng chính là sân khấu, còn bạn là người nghệ sĩ đang “phiêu” theo câu chuyện của mình. Từ đó, bạn sẽ tạo được một mạch cảm xúc tuyệt vời, khiến khán giả không thể rời mắt.

*

Để làm chủ ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình hãy di chuyển

6. Giọng nói trong ngôn ngữ cơ thể

Giọng nói chính là “vũ khí” quan trọng giúp bài thuyết trình thành công. Bạn có thể nói cùng 1 từ nhưng biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau bằng cách thay đổi giọng điệu. Chúng ta thường thấy các diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng. Không những thế họ còn thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình này rất quan trọng đóng góp rất lớn vào bài thuyết trình vì vậy bạn phải thường xuyên phải thực hành qua những bàihọc thuyết trình để có thêm nhiều kinh nghiệm cho những buổi thuyết trình tiếp theo.

Chính vì thế, nếu bạn muốn giữ thế chủ động thì hãy tập nói với sắc thái trung lập. Tập trung chú ý đến ngữ điệu trong giọng nói, tăng thái độ tích cực trong âm sắc. Hãy cho khán giả cảm nhận rằng bạn đang thể hiện tình cảm của mình qua giọng nói.

Xem thêm:

Trong bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình. Hãy nghiêm túc luyện tập các bài học có trongkhóa học kỹ năng thuyết trìnhđể biến nó thành thứ “vũ khí” của mình để chinh phục người nghe ngay từ cái nhìn đầu tiên bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *