Một tuần sau vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” ở Nhà hát lớn, mỗi buổi sáng của tôi vẫn bắt đầu bằng những giai điệu bất hủ của “I dreamed a dream”, “Look down”, “Who am I?”, “Master of the House”, tôi cứ nghe đi nghe lại không chán và cảm nhận cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản khi âm nhạc kinh điển dẫn dắt.

Đang xem: Nhạc kịch những người khốn khổ

Như thường lệ, khi quá yêu thứ gì đó tới mức không chịu nổi, tôi lại viết về nó. Viết, vẫn là cách giúp tôi “trị liệu”-cân bằng cảm xúc tuyệt vời nhất. Và tôi sẽ viết về điều gì ở nhạc kịch “Những người khốn khổ” quyến rũ tôi.

Nhưng trước hết, ta sẽ cùng nhau đi vào câu chuyện từ thuở bắt đầu của nhạc kịch.

Nhạc kịch là gì?

*

Nhạc kịch là hình thức biểu diễn sân khấu kết hợp các bài hát, lời thoại, diễn xuất và múa. Câu chuyện và nội dung cảm xúc của một vở nhạc kịch – hài hước, ghê sợ, tình yêu, giận dữ (hỉ, nộ, ái, ố) – được truyền đạt thông qua ngôn từ, âm nhạc, chuyển động và các khía cạnh kỹ thuật của giải trí như một thể thống nhất. Mặc dù sân khấu nhạc kịch trùng lặp với các hình thức sân khấu khác như opera và khiêu vũ, nó có thể được phân biệt bởi trong nhạc kịch, đối thoại, chuyển động và các yếu tố khác được kết hợp bình đẳng. Từ đầu thế kỷ 20, các tác phẩm sân khấu âm nhạc thường được gọi một cách đơn giản là nhạc kịch.

Mặc dù âm nhạc là một phần của các vở kịch từ thời cổ đại, nhưng sân khấu nhạc kịch hiện đại của phương Tây đã xuất hiện trong thế kỷ 19, với nhiều yếu tố cấu trúc được thiết lập bởi các tác phẩm của Gilbert và Sullivan ở Anh và của Harrigan và Hart ở Mỹ. Tiếp sau đó là nhiều vở nhạc -hài kịch thời Edward và các tác phẩm sân khấu âm nhạc của các nhà sáng tạo người Mỹ như George M. Cohan vào đầu thế kỷ 20. Các vở nhạc kịch “Princess Theater” (1915–1918) và các chương trình thông minh khác như “Of Thee I Sing” (1931) là những bước tiến nghệ thuật vượt xa các vở tuồng và các trò giải trí vui nhộn khác của đầu thế kỷ 20 và dẫn đến những tác phẩm đột phá như “Show Boat” (1927) và “Oklahoma!” (1943).

*

Nhạc kịch hiện diện khắp nơi trên thế giới. Người ta diễn nhạc kịch trên các sân khấu lớn- chẳng hạn các vở nhạc kịch ở West End (London) hay Broadway (New York) với chi phí đầu tư cao- hay là trên các sân khấu nhỏ hơn, cũng có thể tổ chức thành chuyến lưu diễn hoặc chỉ đơn thuần diễn không chuyên tại trường học hay các nơi chốn khác. Ngoài ra, các vở nhạc kịch có thể được dàn dựng ở các địa điểm nhỏ hơn, chẳng hạn như nhà hát rìa, Off-Broadway, Off-Off-Broadway, nhà hát khu vực hoặc các sản phẩm sân khấu cộng đồng, hoặc lưu diễn. Nhạc kịch thường được trình bày bởi các nhóm nghiệp dư và trường học trong nhà thờ, trường học và các không gian biểu diễn khác. Ngoài Hoa Kỳ và Anh, có những sân khấu âm nhạc sôi động ở lục địa Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, Canada và Châu Mỹ Latinh.

Một số vở nhạc kịch nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ sau đó bao gồm “West Side Story” (1957), “The Fantasticks” (1960), “Hair” (1967), “A Chorus Line” (1975), “Les Misérables” (1985), “The Phantom of the Opera” (1986), “Rent” (1996), “The Producers” (2001), “Wicked” (2003) và “Hamilton” (2015).

Nhạc kịch và opera?

Cho dù có mối quan hệ gần gũi với opera nhưng nhạc kịch khác opera ở nhiều điểm. Nhìn chung, nhạc kịch dành nhiều sự tập trung hơn cho các đoạn hội thoại (mặc dù có những nhạc kịch chỉ có hát từ đầu chí cuối, và cũng có những vở opera mà trong đó lại có những đoạn hội thoại không có nhạc đệm) và cho nhảy múa. Nhạc kịch cũng sử dụng nhiều thể loại nhạc đại chúng, hoặc chí ít là phong cách hát đại chúng, và tránh rơi vào các quy ước Opera.

Nói cụ thể thì nhạc kịch hầu hết được diễn bằng ngôn ngữ của khán giả. Bao giờ cũng vậy, nhạc kịch ở London hoặc New York luôn được diễn bằng tiếng Anh mặc cho nhạc kịch đó được viết bằng ngôn ngữ gì (chẳng hạn Những người khốn khổ vốn viết bằng tiếng Pháp chứ không phải tiếng Anh). Ngoài ra, đối với opera thì ca sĩ có nhiệm vụ chính là hát, nhiệm vụ phụ là diễn và ít khi nào có chuyện nhảy múa, trong khi đối với nhạc kịch thì người trình bày có nhiệm vụ chính là diễn, sau đó mới đến hát và nhảy. Người nào làm tốt cả ba vai trò này thì được gọi là “triple threat”. Những người sáng tác nhạc cho nhạc kịch thường cân nhắc nhu cầu hát của từng vai diễn trong nhạc kịch. Ngày nay, các rạp lớn chuyên về nhạc kịch sử dụng âm li để phóng đại giọng của diễn viên, trong khi nhìn chung opera không chất nhận như vậy.

Còn tác phẩm văn học “Những người khốn khổ”?

*

Tôi không biết có nên giới thiệu thêm về một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất thế kỷ 19 là “Những người khốn khổ” nữa hay không. Vừa khổ đau tận cùng vừa đẹp đẽ mẫu mực, vừa lãng mạn nhưng cũng đầy tính hiện thực,Những người khốn khổlà một hình dung đầy đủ về xã hội Pháp trong những năm đầu của thế kỷ XIX – thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Với nhân vật chính là Jean Vajean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm thời trai trẻ của tiểu thuyết. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, luật pháp, mà còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tin ngưỡng của nước Pháp đầu thế kỷ 19. Chính Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Xem thêm: Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2019 Review, Phim Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2019

Nếu là một người yêu văn chương, và tin vào chân-thiện-mỹ trong cuộc sống, chắc hẳn bạn sẽ khó bỏ qua “Những người khốn khổ”. Bắt đầu bằng câu chuyện của một người tù khổ sai- chỉ vì ăn cắp một mẩu bánh mỳ- đúng chỉ một mẩu bánh mỳ cho con người chị gái, người nông dân Jean Valjean phải chịu tù 19 năm. Dù được thả anh vẫn phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu của người từng phạm tội và không thể tìm được một chỗ nương náu tới mức phải ngủ ngoài đường. Và ở đây, anh gặp giám mục Myriel, người đã không chỉ giúp anh một chỗ nương náu ấm áp, lại cứu anh khi anh ăn cắp mấy thứ đồ bạc, giám mục Myriel đã nói đó là đồ ông tặng Jean Valjean. Từ khoảnh khắc khi chia tay, người giám mục già đã nói rằng Jean Valjean nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt, cuộc đời của anh đã thực sự thay đổi.

*

Có niềm tin hơn vào cuộc sống, bằng nỗ lực của mình, tù khổ sai Jean Valjean ngày nào đã trở thành một chủ xưởng giàu có và thị trưởng thành phố nơi ông sinh sống, chỉ có điều ông đã mang tên giả- Madeleine để tránh sự truy tìm ráo riết của thanh tra Javert. Một lần nữa, Valjean phải lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác không may bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa trong khi Jean Valjean thật không thể chấp nhận được việc người khác vì mình mà chịu tội.

Ở một câu chuyện khác, Fantine, một cô gái với đứa con Cosette tội nghiệp vì bị đuổi khỏi công xưởng và phải hành nghề mại dâm để có tiền đưa cho gia đình Thenardier độc ác- gia đình đang nuôi Cosette vì Fantine không đủ khả năng nuôi em. Jean Valjean gặp Fatine lúc cô đang hấp hối và hứa sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận. Ông trả tiền cho lão chủ quán trọ trong lúc gia đình Thenardier vẫn giả nhân giả nghĩa thương tiếc Cosette. Jean Valjean và Cosette chạy trốn lên Paris để tránh sự truy đuổi của Javert trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét.

Không chỉ là cuốn tiểu thuyết về những mảnh đời khốn khổ như Jean Valjean và Fantine, đây còn là câu chuyện về những trái tim trẻ tuổi với lý tưởng cách mạng. Nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras, Gavroche, Marius (người đang đem lòng yêu Cosette- giờ đã trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp) đã đứng lên để chuẩn bị cho cuộc cách mạng. Jean Valjean cũng tham gia vì muốn bảo vệ Marius. Javert cũng trà trộn để tìm kiếm Jean Valjean và phá hoại kế hoạch của nhóm sinh viên. Trận chiến diễn ra kịch liệt và Eponine – con gái gia đình chủ trọ Thernardier (người cũng thầm yêu Marius) đã hứng đạn thay anh. Jean Valjean trong chận chiến tiếp theo cứu sống Marius nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều hy sinh. Javert một lần nữa xuất hiện khi chạm trán Jean Valjean và Marius trên đường đi. Jaean Valjean một lần nữa xin Javert cho ông thêm thời gian để đưa Marius về với gia đình. Javert ở lần này đồng ý và trở nên bị giằng xé bởi lý tưởng của ông với luật pháp và niền tin vào lòng tốt của con người mà đã không biết bao nhiêu lần Jaean Valjean cho Javert thấy. Tuyệt vọng, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.

Sau tất cả những bất công, vô lý của cuộc sống, cuối cùng Marius và Cosette đã đến với nhau. Jean Valjean bỏ đi sau khi đã kết hết cho Marius về quá khứ của mình. Chính vợ chồng Thenardier đã vô tình tiết lộ cho Marius về việc Jean Valjean đang ở ẩn trong một thánh đường. Trong lúc Jean Valjean hấp hối, Marius và Cosette đã kịp đến và bên cạnh ông trong những phút giây cuối cùng. Ông qua đời, được Fantine và Eponine rửa tội vừa đưa về thiên đường.

“Nếu những người bất hạnh và những kẻ tội phạm bị coi là giống nhau, thì lỗi đó là của ai?”. Câu hỏi ám ảnh xuyên suốt tác phẩm của Victor Hugo đã được chính ông và có lẽ cả độc giả của ông trả lời, trước một xã hội khốn cùng, một chế độ thờ ơ chỉ biết trấn áp mà không thương xót. Chỉ có sự dạy dỗ, kèm cặp và tôn trọng từng cá nhân là vũ khí duy nhất của xã hội để tránh cho những người bất hạnh trở thành tội phạm.

Và vẻ đẹp của nhạc kịch “Những người khốn khổ”?

Bản gốc nhạc kịch “Những người khốn khổ” tiếng Pháp được công diễn lần đầu tiên ở Parisnăm 1980 dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Robert Hossein. Sau đó Cameron Mackintoshcho chuyển thể sang tiếng Anhvà cho công diễn ở Londontừ tháng 10 năm 1985 đến nay (tới cuối năm 2020).Những người khốn khổđang giữ kỷ lục là vở nhạc kịch được công diễn liên tục lâu đời nhất ở chuỗi nhà hát West End và thứ sáu ở Broadway.Tính đến năm 2014, vở kịch đã thắng tổng cộng 3 giải Laurence Oliviercủa Anh và 8 giải Tonycủa Hoa Kỳ, trong đó phải kể đến giải Tony cho hạng mục Nhạc kịch hay nhất.

Xem thêm:

Ước tính đã có hơn 70 triệu người trên khắp thế giới xemNhững người khốn khổ. Ngoài ra, vở nhạc kịch cũng đã được dịch ra 21 thứ tiếng khác nhau và trình diễn ở 42 quốc gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *