Ca sĩ Nguyễn Khánh Ly đánh thức kỷ niệm với nước Nga Nhiều hoạt động đặc sắc trong Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam
6. Đôi bờCa khúc “Đôi bờ” do nhạc sĩ Andrey Yakovlevich sáng tác, phần lời của Grigorii Mikhailovich Pozhenyan. Tác phẩm là bài hát chủ đề trong bộ phim “Khát nước” sản xuất năm 1959, nói về chiến tranh Vệ quốc. Ca khúc có ca từ đẹp lãng mạn ngợi ca tình yêu chung thủy của người con gái với người con trai, vì thế được rất nhiều khán giả Việt yêu thích. Ca khúc này có đời sống mãnh liệt trong ký ức của nhiều khán giả Việt và được chuyển lời Việt với ca từ lãng mạn, bay bổng
7. Triệu đóa hồng“Triệu đóa hồng” là bài hát phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky. Bài thơ dựa theo câu chuyện trong tiểu thuyết, kể về tình yêu của danh họa tài ba người Gruzia, Niko Pirosmani, với một nữ ca sĩ người Pháp. Ca khúc này không chỉ nổi tiếng ở Nga mà được nhiều nước phổ lời trong đó có Nhật, Việt Nam… Ở Việt Nam, ca khúc này có sức sống bền bỉ trong tiềm thức của công chúng nhiều thế hệ.

Đang xem: Những bài nhạc nga nổi tiếng

8. Kachiusa“Kachiusa” của nhà thơ Mikhain Ixacôpxki và nhạc sĩ Mátvây Bơlanterơ được sáng tác vào năm 1938, có sức sống lâu bền ở nước Nga. Bài hát gần gũi với người dân Liên Xô trong thời chiến và là niềm an ủi tinh thần cho những chiến sĩ Hồng quân. Ca khúc nói về Kachiusa, cô gái yêu chàng chiến sĩ. Cô thường gửi cho anh những bức thư chứa đựng tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi. Ngay sau khi ra đời, tác phẩm trở thành một sự kiện trong đời sống âm nhạc ở Nga. Ở Việt Nam, ca khúc này cũng vô cùng nổi tiếng, khi nói đến âm nhạc Nga khó có thể bỏ qua ca khúc này.

Xem thêm: Review Phim Hổ Tướng Tùy Đường 2004, Tóm Tắt Phim Của Diễn Viên Đàm Kiến Xương

9. Đàn sếuĐây là một bài hát Nga nổi tiếng do nhạc sĩ Yan Frenkel phổ thơ của Rasul Gamzatov qua bản dịch tiếng Nga của Naum Grebnyov. Bài hát này viết về những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau khi bài hát “Đàn sếu” ra đời, rất nhiều nơi ở Liên Xô cũ người ta dựng những đài tưởng niệm mà trung tâm là bức ảnh đàn sếu đang bay. Từ bài hát, đàn sếu đã trở thành hình tượng về những người đã sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Xem thêm:

10. Tình ca du mụcĐây là một bài hát do nhạc sĩ người Nga Boris Fomin (1900-1948) sáng tác với phần lời của nhà thơ Konstantin Podrevskyi. Bản lời Việt quen thuộc “Tình ca du mục” không rõ tác giả. Năm 2006, bài này được Nguyễn Quốc Trí viết lời mới. Bài hát này cũng được nhiều quốc gia đặt lại lời. Phiên bản tiếng Anh 1968, “Those Were the Days”, được Mary Hopkin hát và được Paul McCartney sản xuất, đã trở thành một hit số một trên UK Singles Chart.

*

(HNMO) – Trong chương trình “Bản hùng ca Tháng Mười” kỷ niệm tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga diễn ra tại Cung Văn hóa …

*

Tối 5-10, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Văn hóa Liên bang Nga cùng nhiều cơ quan đại diện hai nước Việt Nam-Liên …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *