Chào Mừng Bạn đến với Ba La Cà, Trang tin tổng hợp kiến thức, thông tin nhiều lĩnh vực. Chúc bạn có những giây phút thú vị và đừng quên tặng cho bài viết một bình luận ý kiến nhé.

Đang xem: Top những phim hay nhất mọi thời đại

Top 100 phim hay nhất mọi thời đại

Nếu là người mê phim và thích những bộ phim hay, sâu sắc, bạn đừng bỏ qua 100 phim hay nhất mọi thời đại

Bạn sẽ làm gì trong những ngày giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19? Xem phim sẽ là một ý tưởng không tồi đấy. Top 100 phim hay nhất mọi thời đại mà giới thiệu dưới đây không chỉ là những bộ phim hay mà còn chứa nhiều thông điệp và bài học cuộc sống. Cùng đón xem bạn nhé!

Mục Lục Bài Viết

13. Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại – The good, the bad and the ugly (1966)

1. Nhà tù Shawshank – The Shawshank redemption (1994)

*

• Điểm IMDb: 9.3/10• Thể loại: Chính kịch, hình sự• Quốc gia: Mỹ• Đạo diễn: Frank Darabont• Diễn viên: Morgan Freeman, Tim Robbins, Bob Gunton…• Thời lượng: 142 phút

Cốt truyện: Nhà tù Shawshank là câu chuyện xoay quanh Andy – một giám đốc ngân hàng bị tố cáo đã giết vợ mình cùng với tình địch. Hậu quả là anh phải chịu đến hai án tù chung thân cho hai người mà anh đã sát hại. Cảnh sát sau đó đã đưa Andy đến một nhà tù khổ sai thuộc tiểu bang Maine là Shawshank. Tại nơi này, những góc khuất nghiệt ngã của nhà tù bắt đầu được phơi bày trước mắt anh. Liệu Andy có thật sự phạm tội và đáng bị trừng phạt? Phim sẽ có một cái kết như thế nào cho những người lãnh bản án chung giống như Andy?

Tóm lược sơ qua cho các bạn được biết, Nhà tù Shawshank được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng năm 1982 Rita Hayworth and Shawshank Redemption của nhà văn Stephen King – Ông hoàng của những tiểu thuyết kinh dị. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành những bộ phim siêu ăn khách trên toàn thế giới như The Shinging, IT, Pet Sematary, Doctor Sleep,... Tuy nhiên tác phẩm chuyển thể được yêu thích nhất của Stephen King chính là Nhà tù Shawshank. Bộ phim này đã được đề cử đến bảy giải Oscar nhưng cuối cùng lại ra về tay trắng đã khiến nhiều nhà phê bình và khán giả nuối tiếc nhưng điều này không thể làm khán giả ngừng yêu thích bộ phim này mãi cho đến ngày nay.

Hình ảnh: Bởi vì không gian phim bị giới hạn trong một nhà tù chật hẹp nên Nhà tù Shawshank thực sự mang đến cho người xem cảm giác hơi tù túng một chút. Màu sắc phim nghiêng về về tông nâu và tần suất các phân cảnh liên quan đến bóng tối xuất hiện khá nhiều. Chính nhờ điều này đã giúp phim làm nổi bật được vẻ đẹp của cảnh quan bên ngoài nhà tù, từ đó khiến người xem cảm nhận được giá trị thực sự của 2 chữ tự do.

Âm thanhVì phim được sản xuất và khởi chiếu vào những năm 90 nên âm nhạc trong Nhà tù Shawshank mang đậm chất cổ điển và cực kỳ phù hợp với tông màu chủ đạo của phim. Không hiểu sao dù không được xem ở ngoài rạp nhưng có những phân ảnh mà Ghiền review phải nổi da gà khi âm nhạc vang lên, cảm giác nghe đã tai lắm luôn í. Đặc biệt, mình cực kỳ thích đoạn nhạc ở khúc giữa phim khi mà cả người xem lẫn tất cả các tù nhân trong phim đều phải thinh lặng phăng phắc để lắng nghe những nốt trầm bổng vang lên.

2. Bố già – The godfather (1972)

*

• Điểm IMDb: 9.2/10• Thể loại: Hình sự• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Francis Ford Coppola• Diễn viên: Marlon Brando, Robert Duvall, Al Pacino, James Caan…• Thời lượng: 175 phút

Đứng ở vị trí thứ 2 trong top 100 phim hay nhất mọi thời đại đó là Bố già (1972). Đây là phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của tiểu thuyết gia người Mỹ Mario Puzo.

Tác phẩm thay đổi quan niệm của khán giả về phim tội phạm, đặc biệt là dòng gangster. Trước đó, cụm từ “mafia” còn xa lạ với Hollywood. Chủ đề tội phạm thường chỉ xoay quanh những vụ án mạng, cuộc điều tra của thám tử, kết thúc bằng việc cái ác được đưa ra ánh sáng. Từ năm 1930 tới 1968, Will Hays – cố chủ tịch MPAA (Hiệp hội điện ảnh Mỹ) – áp dụng luật Hays, yêu cầu phim ảnh không được lột tả chi tiết các hành vi phạm tội như giết người, trộm, cướp… Đạo diễn không được kể chuyện tội phạm với góc nhìn tạo sự đồng cảm hoặc truyền cảm hứng để khán giả bắt chước.

Bố già – ngược lại – được xây dựng bằng những màn đấu đá của thế giới ngầm, đậm tính bạo lực. Nhiều cảnh quay ở mức R (hạn chế khán giả dưới 17 tuổi) như khi một nhân vật thức dậy, thấy mình nằm cạnh chiếc đầu ngựa, giường đẫm máu tươi. Kẻ khác trở thành bia ngắm bắn cho cả băng nhóm, cơ thể đầy vết đạn. Chuyện phim nối dài bằng những vụ xả súng hàng loạt, ôtô nổ tung trên đường, các nhân vật kết liễu kẻ thù bằng đủ mọi thủ đoạn như siết cổ, bắn lén, ám sát…

Không dừng ở xây dựng thế giới tội phạm, Coppola và tác giả tiểu thuyết gốc Puzo cùng nhào nặn nên một tác phẩm khiến người xem người phải suy ngẫm bản chất của thiện – ác. Những tay giang hồ không hẳn xấu, cảnh sát chưa chắc tốt hoàn toàn. Don Vito gây ấn tượng bằng sự từng trải, từng lời thốt ra đều có sức nặng như đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm trong giới giang hồ. Michael từ một thanh niên hiền lành, vì vòng xoáy số phận mà dần biến chất.

Phim còn lồng ghép thông điệp về giá trị gia đình, nguyên tắc sống. Suốt hành trình lãnh đạo băng tội phạm, Vito Corleono không bao giờ ngừng nghĩ về vợ con. Ông luôn phân biệt rõ chuyện nhà và chuyện làm ăn, dạy các con những bài học về đạo làm người. Trong một cảnh, Vito hỏi con cả Sonny có dành thời gian cho gia đình không. Cảnh khác, ông giận dữ nhắc nhở anh không được nói suy nghĩ cho ai khác ngoài người nhà. Đó cũng là một trong những lý do Michael thay đổi quan điểm, dần nhìn nhận lại về cha và sau đó trở thành một phiên bản khác của ông.

3. Kỵ sĩ bóng đêm – The dark knight (2008)

*

• Điểm IMDb: 9/10• Thể loại: Hành động• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Christopher Nolan• Diễn viên: Gary Oldman, Christian Bale, Heath Ledger…• Thời lượng: 152 phút

Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với số điểm IMDb 9.0 là bộ phim Kỵ sĩ bóng đêm. Đây là phần thứ hai trong loạt phim điện ảnh Dark knight của đạo diễn tài ba Christopher Nolan và là phần tiếp nối của Batman begins vào năm 2005.

Phải nhận xét thẳng thắn rằng The Dark Knight nằm trong bộ ba phim về Batman của hãng DC nhưng xét ở một khía cạnh nào đó thì Kỵ sĩ bóng đêm không đơn thuần chỉ là bộ phim về siêu anh hùng mà tác phẩm như một bài tranh luận giữa tội ác và công lý, là một màn đấu trí căng não giữa hai bên chính kiến về đạo đức và xã hội. Bộ phim này khác hẳn những phim siêu anh hùng khác khi ở đó là cuộc chiến giữa những siêu nhân có khả năng phi phàm đối đầu với những con quái vật với âm mưu hủy diệt thế giới.

Xem thêm:

The Dark Knight là cuộc chiến giữa siêu anh hùng con người nhất (Batman) với kẻ thù truyền kiếp, điên loạn nhưng lại thâm sâu, khó lường như Joker. Chính điều này đã tạo nên nét riêng của bộ phim: vừa gần gũi, vừa quen thuộc, vừa phi lý nhưng lại có thể lý giải bằng những suy luận hợp lý, qua đó tạo nên sức hút cho người xem và khiến họ phải trầm trồ, thán phục với cách suy nghĩ của những nhà làm phim.

Điểm đặc biệt nhất của The Dark Knight là càng xem phim, khán giả lại càng bị cuốn theo bộ phim với những chiêm nghiệm, phân tích và luận ra thêm nhiều điều mới từ các tình tiết trong phim. Với thời lượng 150 phút, có lẽ nhiều bạn sẽ ngán ngẩm vì những bộ phim dài như thế nhưng với The Dark Knight, bạn sẽ đắm chìm trong lối kể chuyện của các nhà làm phim và chỉ nhớ thời gian, giờ giấc khi màn hình đen lại cùng dòng chữ credit hiện lên.

Tóm lại, thực sự để viết về The Dark Knight thì viết bao nhiêu cũng không đủ và trình độ của Ghiền review cũng chưa thể lĩnh hội hết những ẩn ý thâm sâu mà đạo diễn và biên kịch cài cắm trong đó. Mặc dù phim vẫn có những lỗi nhỏ nhưng không thể phủ nhận rằng Kỵ sĩ bóng đêm là một trong những bộ phim hay nhất của loài người. Việc quá thành công của Batman 2008 đã tạo ra một cái bóng quá lớn khiến cho các phần phim sau của DC luôn bị so sánh với một chuẩn mực quá cao như vậy, từ đó vô hình chung khiến vũ trụ điện ảnh siêu anh hùng này đang loay hoay để chiều lòng các nhà phê bình và khán giả đại chúng. Hi vọng rằng, trong tương lai, The Dark Knight không phải là rào cản mà là một biểu tượng để các phim khác của DCEU nói riêng và các phim siêu anh hùng khác nói chung lấy cảm hứng, để mang đến nhiều tác phẩm chất lượng hơn nữa cho khán giả yêu phim.

4. Bố già 2 – The godfather (1974)

*

• Điểm IMDb: 9/10• Thể loại: Hành động, tội phạm• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Francis Ford Coppola• Diễn viên: Al Pacino, Robert Duvall, Robert De Niro…• Thời lượng: 200 phút

Nối tiếp Bố già phần 1, Bố già 2 cũng được nhiều người đánh giá là không thua kém gì, một số người còn cho rằng phần 2 có phần xuất sắc hơn phần 1. Phim giành tới 6 giải Oscar trong 11 đề cử.

Sau khi The Godfather ra đời năm 1972 dựa trên nguyên tác của nhà văn Mario Puzo tưởng sẽ chẳng thể nào có thêm một tác phẩm gangster nào khác sánh ngang được nữa nhưng chỉ hai năm sau, The Godfather II đã xua tan mọi hoài nghi với chất lượng thể hiện những gì tinh hoa nhất của đạo diễn Francis Ford Coppola cùng màn trình diễn xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa dạy diễn xuất của hai ngôi sao Al Pacino và Robert De Niro.

Dòng phim The Godfather – dẫu được xem như tượng đài của thể loại phim gangster – vẫn khiến cánh đàn ông mê đắm bởi câu chuyện nói về tình phụ tử, bởi những mẫu đàn ông rất điển hình. Trong một dàn các nhân vật với đủ thể loại, từ cục tính gia trưởng (con trai cả Sonny), hèn yếu cơ hội (con trai thứ Fredo) hay mưu mẹo (cố vấn Tom Hagen)… nổi bật lên nhất vẫn là ông trùm Vito Corleone (Marlon Brando thủ vai) và cậu con trai Michael (Al Pacino). Họ đều là những người ban đầu có thiện ý và muốn sống một cuộc sống yên lành, nhưng vòng xoáy nghiệt ngã của số phận đã khiến tố chất hơn người của họ phát tiết để trở thành những người đàn ông vĩ đại – dù đó là trong thế giới ngầm.

The Godfather II cũng xoay quanh hai người đàn ông đó, với hai câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại được đan xen trong suốt 200 phút phim. Quá khứ thuộc về Vito – người con của vùng đất Corleone, Sicily buộc phải bỏ xứ mà đi trước lời đe dọa lấy mạng của một trùm mafia làng. Đến sống tại New York, Vito lấy họ là Corleone để nhớ về gốc gác của mình và trải qua những ngày tháng kiếm sống vất vả nhưng lương thiện. Thế rồi vì sự chèn ép của một gã mafia khác, Vito Corleone buộc phải giở thủ đoạn lưu manh nhằm giữ lấy miếng cơm manh áo, và đó cũng chính là viên gạch đầu tiên cho đế chế Corleone sau này.

Trong khi đó, ở thời hiện tại là năm 1958, Michael Corleone chính là người được chọn để tiếp quản cái đế chế do cha mình để lại. Ở phần đầu tiên, khán giả đã được biết tới Michael như một chàng đại úy trẻ điển trai muốn tránh xa những công việc đen tối mà cha mình chỉ đạo, để rồi cuối cùng buộc phải lấy vai gánh vác cả cơ nghiệp mà cha anh gây dựng khi ông già yếu do tuổi tác cùng di chứng của lần bị ám sát hụt. Cảnh cuối phần một chứng kiến sự lột xác hoàn toàn của Michael, khi từ một anh chàng khẳng định với bạn gái “Đó là cha anh chứ không phải anh” để nói về những hành động mafia ở đầu phim, Michael đã trở thành một ông trùm uy nghiêm, máu lạnh ra lệnh hạ sát các đầu lĩnh mafia khác ở New York để một tay thâu tóm thế giới ngầm.

5. 12 người đàn ông giận dữ – 12 angry men (1975)

• Điểm IMDb: 9/10• Thể loại: Hành động, tội phạm• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Sidney Lumet• Diễn viên: Henry Fonda, Lee J. Cobb, Martin Balsam, John Fiedler• Thời lượng: 96 phút

’12 Angry Men’ (Tựa Việt: 12 người đàn ông giận dữ) xếp vị trí thứ 87 trong danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ – phiên bản năm 2007. Nó cũng xếp thứ 88 trong danh sách 100 phim rùng rợn, ly kỳ nhất; xếp thứ 42 trong top 100 phim truyền cảm hứng; xếp thứ 2 trong danh sách 10 phim thể loại chính kịch, tòa án hay nhất. Tất cả những con số kể trên đủ để nói lên sức hấp dẫn của bộ phim chỉ được quay trong 3 tuần với tổng kinh phí 340.000 USD vào năm 1957. Đầu năm 2007, ’12 Angry Men’ được Thư viện Quốc hội Mỹ chọn lưu trữ vào viện lưu trữ phim quốc gia vì sự quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử hay thẩm mỹ của nó.

Điểm đặc biệt của tác phẩm điện ảnh nói trên là gần như chỉ sử dụng một bối cảnh là căn phòng nhỏ bên trong tòa án. Diễn biến tâm lý đa chiều, sự tranh luận kịch liệt của các nhân vật được làm tới mức đỉnh điểm nhưng vẫn chỉ diễn ra trong một không gian rất nhỏ hẹp từ đầu đến cuối phim. Tài năng của người viết kịch bản và đạo diễn của ’12 Angry Men’ là biết sắp xếp lời thoại, bối cảnh, góc quay… một cách hợp lý để toàn bộ 96 phút bộ phim, chỉ có 3 phút diễn ra ngoài căn phòng nhỏ nhưng vẫn hấp dẫn được người xem.

6. Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua – The lord of the rings: The return of the king (2003)

*

• Điểm IMDb: 8.9/10• Thể loại: Hành động, chính kịch• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Peter Jackson• Diễn viên: Elijah Wood, Viggo Mortensen, Ian McKellen…• Thời lượng: 201 phút

Đây là phần thứ 3 và cũng là phần kết thúc của bộ ba phim Chúa tể của những chiếc nhẫn. Phần 3 này được đánh giá là hay nhất, dành được nhiều giải đề cử Oscar nhất (11 giải) và đem lại doanh thu cao cho nhà phát hành (1 tỷ USD).

Nối tiếp nội dung 2 phần đầu, ở phần này, chúa tể hắc ám Sauron bao vây thành Gondor để giết chết những người sống tại đây. Trước tình thế đó, phải có một vị vua lên làm lãnh đạo. Aragorn có hoàn thành được trọng trách cao cả mà người dân của vương quốc đặt lên vai anh trong cuộc chiến chống lại thế lực hùng mạnh?

7. Chuyện tào lao – Pulp fiction (1994)

*

• Điểm IMDb: 8.9/10• Thể loại: Tâm lý, tội phạm• Quốc gia: Hoa Kỳ• Đạo diễn: Quentin Tarantino• Diễn viên: John Travolta, Samuel L. Jackson, Uma Thurman• Thời lượng: 154 phút

Chuyện tào lao được coi là bộ phim thuộc hàng kinh điển của thập niên 1990 và là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thiên tài Quentin Tarantino. Bộ phim hài tội phạm châm biếm này là sự phá cách của Quentin Tarantino, tạo nên kiệt tác cho điện ảnh Mỹ.

Xem thêm:

Nội dung phim xoay quanh những câu chuyện tào lao của các nhân vật như Pumpkin, Yolanda, bộ đôi Gangster Vincent Vega và Jules Winnfield… Mặc dù là những câu chuyện tào lao nhưng được đánh giá là không hề tào lao. Ẩn sau từng câu chuyện là những lời châm biếm sâu cay, chứa đựng tư tưởng sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *