Những hộp cơm bento đựng nhiều món ăn được bài trí hấp dẫn là một nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản được nhiều người trên thế giới biết đến.

Bạn có thể thấy bento có mặt trong thực đơn ở nhiều nhà hàng Nhật Bản, được bày bán la liệt trong các siêu thị ở Nhật với đủ kích cỡ, giá cả, phục vụ cho các khẩu vị khác nhau.

Nhưng có lẽ được biết đến nhiều nhất vẫn là những hộp bento mà các nội trợ Nhật tự làm cho con mang tới trường, cho chồng mang đi làm, hay cho cả gia đình trong các dịp hội hè.

Hộp bento truyền thống thường gồm các món cơm, cá hay thịt, trứng, rau, dưa muối các loại và đôi khi trái cây. Còn các hộp bento hiện đại có nhiều thể loại, thậm chí có cả sandwich, đồ tráng miệng hay sữa chua, xa lát và khoai tây chiên.

Bạn đang xem: Cơm hộp bento theo phong cach việt

Đang xem: Cơm hộp bento theo phong cach việt

*

Những hộp bento đầu tiên được cho là có nguồn gốc từ Triều đại Kamakura (1185-1333). Cơm được gói trong những chiếc hộp nhỏ để dễ mang theo người, có thể ăn cả khi đang đi làm hay trên đường.

Các món ăn được chuẩn bị thành những miếng vừa ăn và không cần hâm nóng. Chỉ cần mở hộp ra là có thể ăn ngay tại chỗ.

Trải qua các triều đại tiếp theo, bento được được dùng nhiều không những cho bữa trưa mà cho các dịp tiệc tùng, tiệc trà truyền thống, picnic ngoài trời v.v. Cơm và thức ăn cũng được đựng trong những hộp sơn mài.

Các cuốn sách và bản hướng dẫn dạy cách gói cơm bắt đầu xuất hiện, và nhanh chóng lan rộng khắp Nhật Bản.

*

Tới thời đại Meiji (1868-1921), hệ thống xe lửa của Nhật ra đời. Người dân Nhật nhanh nhạy làm và bán các hộp “bento nhà ga” cho hành khách, còn được gọi là ekiben.

Sau Thế chiến Thứ nhất, nhiều người Nhật lâm vào cảnh đói nghèo vì nạn mất mùa lớn. Bento trở thành thứ xa xỉ mà chỉ những nhà giàu mới có.

Sau Thế chiến Thứ hai, bento bắt đầu được ưa chuộng trở lại. Và cuối cùng, tới những năm 1980, khi các bữa ăn tiện lợi, hay ăn nhanh, trở nên phổ biến, cơm hộp bento chứng tỏ chỗ đứng của mình như là sự kết hợp hoàn hảo của 'tiện lợi', 'ngon' và 'hấp dẫn'.

“Người châu Âu khi ra ngoài thường mang theo đồ ăn đơn giản, như sandwich để đi picnic. Người Nhật chúng tôi thì có cơm nắm để mang đi.

“Cơm tự tay mình làm bao giờ cũng cảm thấy ngon hơn,” chị Izumi Yamasaki, một phụ nữ Nhật sống ở Tokyo, giải thích về cách người Nhật dùng bento.

Xem thêm: Nhạc Thiếu Nhi Về Bác Hồ – 4 Ca Khúc Thiếu Nhi Về Bác Hồ Hay Nhất

*

Dù được coi là bữa ăn 'tiện lợi', thực sự làm cơm hộp bento mất công tới mức nào? Và các bà mẹ coi việc phải làm cơm hàng ngày là niềm vui hay gánh nặng?

Chị Ota Ikumi, nhân viên ngân hàng ở Tokyo, có con học lớp hai, cho ustone.com.vn biết chị chỉ mất 15-20 phút hàng sáng để làm hộp bento, nên chị không ngại việc này.

“Trường của con tôi không muốn các cháu mang đồ ăn mua sẵn đến trường, mà khuyến khích các cháu mang cơm từ nhà.

“Trước đây tôi cũng hay làm bento có hình các nhân vật hoạt hình dễ thương cho con tôi mang tới trường. Nhưng gần đây nhà trường nói làm những hộp cơm cầu kỳ như vậy sẽ phải đụng tay vào nhiều (chẳng hạn để cắt các miếng rong biển), như vậy không hợp vệ sinh lắm.”

Chị Ikumi cho biết công việc làm bento hàng sáng cho con mang tới trường đa phần do các bà mẹ Nhật đảm nhiệm. Thi thoảng cũng có những ông bố làm bento nhưng số này là rất ít.

*

Xem thêm:

Chị Izumi Yamasaki, 47 tuổi, chủ một cửa hàng nhỏ ở Tokyo có con gái học lớp sáu. Chị cho biết trường con chị cho học sinh ăn cơm trưa hàng ngày, nhưng mỗi khi con chị có hoạt động ngoại khoá như lễ hội thể thao hay đi picnic, chị đều chuẩn bị cơm hộp bento cho con mang đi.Bạn đang xem: Cơm hộp bento theo phong cach việt

Bento còn là một hình thức hai mẹ con chị liên lạc với nhau qua những mảnh giấy nhỏ đặt trong hộp cơm.

“Khi con tôi còn đi học mẫu giáo, mỗi lần tôi làm cơm cho con, tôi còn viết một mảnh giấy rất là nhỏ cho vào hộp cơm. Con tôi ăn xong sẽ trả lời cho tôi. Hộp cơm nó như một hộp thư để hai mẹ con giao lưu. Tôi thấy rất là thú vị.”

Tuy nhiên, việc làm bento trong xã hội Nhật hiện đại, với nhịp sống nhanh và áp lực về thời gian, cũng được hỗ trợ bởi nhiều mặt hàng, như các loại rắc cơm, hay dưa muối làm sẵn.

Các phụ kiện để làm bento cũng ngày một phong phú và tiện lợi, khiến việc làm bento dễ dàng và hứng thú hơn cho các bà nội trợ.

Hộp cơm bento từ lâu đã vượt qua biên giới nước Nhật. Từ Indonesia, đến Đài Loan rồi sang Mỹ, nhiều bà nội trợ muốn thử tài làm bento bằng những nguyên liệu và thực phẩm khác nhau.

Trong những năm gần đây, sức lan tỏa của bento được tiếp sức nhờ các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook và Pinterest.

Chỉ cần gõ từ khóa bentobox trên Instagram, bạn có thể tìm thấy hàng trăm ngàn hình ảnh và video về bento.

Pinterest cũng tràn ngập các ý tưởng làm bento cho 7 ngày, bento cho trẻ em, cho người lớn, từ bento truyền thống cho tới bento cách điệu kiểu Ý hay kiểu Mỹ.

*

Nguồn hình ảnh, Mabre Cooking

Cách làm bento được tìm kiếm nhiều nhất có lẽ là kyara-ben hay character bento, loại cơm hộp được trang trí theo những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh dễ thương.

Những chú thỏ, gấu hay các nhân vật Mèo Hello Kitty, mèo máy Doraemon, Minion, Pikachu thường được các học sinh nhỏ tuổi yêu thích nhất.

Nguyễn Quỳnh Hoa, một phụ nữ Việt trẻ hiện đang sống ở Nhật, được hàng ngàn người theo dõi trên Facebook vì những hộp bento sáng tạo của cô, sử dụng những món Nhật cũng như món Việt.

“Em rất thích bento của người Nhật vì người Nhật làm bento rất cầu kỳ, phong phú và đẹp mắt nhưng lại đảm bảo, cân bằng dinh dưỡng.

“Đối với em, mỗi hộp bento là một nghệ thuật, món ăn trước hết phải trình bày đẹp, bắt mắt thì mới hấp dẫn được người ăn. Chính vì thế, em làm bento cũng luôn cố gắng thật chỉn chu dù bận đến đâu đi nữa, vì nếu mình làm bằng cả tâm hồn thì chồng em ăn cũng sẽ cảm nhận được tình cảm mà ngon miệng hơn,” Quỳnh Hoa nói với ustone.com.vn.

Còn ở Indonesia, trào lưu làm cơm hộp bento cũng đang lên, với hàng ngàn tài khoản đăng hình bento trên Instagram.

Bạn có thể làm bento với bất kỳ loại thực phẩm nào – Á hay Âu, mặn hay ngọt, đơn giản, hay cầu kỳ – sự lựa chọn là của bạn.

“Nếu làm một hộp bento cầu kỳ thì mọi người sẽ ngại, nhưng làm một hộp đơn giản thì cũng nhanh, và tôi nghĩ truyền thống làm bento sẽ còn mãi,” chị Yamasaki bình luận về truyền thống làm bento ở Nhật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *